Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về một số vật liệu: Chất dẻo, tơ.
- Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng.
2. Kỹ năng
- So sánh các loại vật liệu polime
- Viết các PTHH của phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm chất dẻo, cao su và tơ tổng hợp
- Giải các bài tập polime.
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phát triển phẩm chất
- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
1. Giáo viên:
- Các mẫu polime, cao su, tơ, keo dán,…
- Các tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu liên quan đến bài giảng.
2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi đến lớp
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức:
1.2. Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy thí dụ minh hoạ.
1.3. Bài mới:
GV nêu vấn đề: Hiện nay do tác dụng của môi trường xung quanh (không khí, nước, khí thải,…) kim loại và hợp kim bị ăn mòn rất nhiều, trong khi đó các khoáng sản này nay càng cạn kiệt. Vì vậy việc đi tìm các nguyên liệu mới là cần thiết. Một trong các gải pháp là điều chế vật liệu polime. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vật liệu polime
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
GV chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: I. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit - GV: yêu cầu HS đọc SGK và cho biết định nghĩa về chất dẻo, tính dẻo vật liệu compozit, thành phần của vật liệu compozit? Cho thí dụ Nhóm 2:Thảo luận về một số polime làm chất dẻo như PE, PVC, PMM - Viết phương trình phản ứng điều chế - Nêu tính chất và ứng dụng một số polime làm chất dẻo Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm, phân loại về Tơ - Nêu khái niệm và đặc điểm của tơ - Phân loại tơ, cho ví dụ về từng loại tơ GV cho HS thảo luận, sau đó các nhóm trình bày Mỗi nhóm trình bày xong, GV cho HS khác trong nhóm bổ sung rồi GV chốt lại kiến thức - GV: (Nhựa rezol và rezit: giảm tải, không học) |
HS thảo luận theo nhóm - Các nhóm cử đại diện HS trình bày - HS lắng nghe và điền thông tin vào phiếu ghi bài. Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn |
I – CHẤT DẺO 1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit - Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo. - Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau và không tan vào nhau. Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và các chất phụ gia khác. Các chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn. Chất độn có thể là sợi (bông, đay, poliamit, amiăng,…) hoặc bột (silicat, bột nhẹ (CaCO3), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O),… 2. Một số polime dùng làm chất dẻo a) Polietilen (PE) PE là chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ trên 1100C, có tính “trơ tương đối” của ankan mạch không phân nhánh, được dùng làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa,… b) Poli (vinvyl clorua) (PVC) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa. c) Poli (metyl metacylat) Là chất rắn trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt (gần 90%) nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglat. d) Poli (phenol fomannehitPPF) Có 3 dạng: Nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit - Sơ đồ điều chế nhựa novolac: (Nhựa rezol và rezit: giảm tải, không học) |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu polime
- Giáo án Hóa học 12 Bài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime
- Giáo án Hóa học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12