Giáo án GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án GDCD 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

3. Phẩm chất

- Tích cực khi gặp căng thẳng

- Trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

- Tranh ảnh về các tình huống ứng phó khi căng thẳng

2. Chuẩn bị của HS

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Xác định vấn đề (Khởi động)

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 36 và trả lời các câu hỏi sau:

Giáo án GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Kết nối tri thức

- Hãy cho biết bức tranh nào mô tả cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

- Nêu những cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Nếu cuộc sống là một dòng chảy, thì trong dòng chảy ấy chắc chắn có sự xuất hiện của những yếu tố căng thẳng. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng là hành trang cần có để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Để hiểu rõ hơn về ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta tìm hiểu Bài 6: ứng phó với tâm lí căng thẳng

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới ( Khám phá)

Nguyên nhân và cách ứng phó với tâm lí căng thẳng

a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân và cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.

b. Nội dung: HS đọc SGK trang 37 và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: HS thảo luận nhóm nêu được một số nguyên nhân và cách ứng phó với tâm lí căng thẳng

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 37 và thảo luận theo cặp để hoàn thành PHT số 1.

Giáo án GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Kết nối tri thức

? T đã gặp phải căng thẳng như thế nào.

? T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó.

? Nếu là T em còn cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

1.Nguyên nhân và cách ứng phó với tâm lí căng thẳng

- T gặp phải căng thẳng vì sự kì vọng cao của bố mẹ

- T đã tìm đến phòng tham vấn học đường để vượt qua sự căng thẳng

- Nếu em là T em sẽ tâm sự với bố mẹ để bố mẹ hểu được lực học của mình để bố mẹ không đặt kì vọng quá lớn

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án GDCD 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học