Giáo án GDCD 7 Bài 3: Tự trọng

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.

2. Kĩ năng

Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.

3. Thái độ

Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

1. Giáo viên

- Soạn, nghiên cứu bài dạy.

- Câu chuyện, tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.

- Bút dạ, giấy khổ lớn.

2. Học sinh: Xem trước bài học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là trung thực? ý nghĩa của tính trung thực?

? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực?

3. Bài mới

Giáo viên giới thiệu bài:

GV kể câu chuyện thể hiện tính tự trọng để giới thiệu bài

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc

- 4 HS đọc truyện trong cách phân vai.

I. Truyện đọc:

“Một tâm hồn cao thượng”

? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?

- Hành động của Rô-be:

+ Là em bé mồ côi nghèo khổ, bán diêm.

Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho tác giả.

+ Bị xe chẹt kông trả tiền thừa được.

+ Sai em đến trả lại tiền thừa.

? Vì sao Rô-be làm như vậy?

- Muốn giữ đúng lời hứa

- Không muốn người khác nghĩ mình nói dối, lấy cắp.

- Không muốn người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở mình

? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be?

- Nhận xét:

+ Là người có ý thức trách nhiệm cao.

+ Tôn trọng mình, người khác.

+ Có một tâm hồn cao thượng

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi

Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia thành 5 bạn chơi.

dung: Viết các hành vi thể hiện tính tự trọng và không tự trọng.

Hình thức: Viết vào giấy khổ lớn

Mỗi bạn viết mỗi thể hiện

Thời gian:

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội

* Biểu hiện của tự trọng:

Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể...

* Biểu hiện không tự trọng:

Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá...

Hoạt động 3: Rút ra bài học.

? Thế nào là tự trọng?

II. Bài học:

1, Khái niệm:

_ Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

? Biểu hiện của tự trọng?

2, Biểu hiện:

Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ.

? ý nghĩa của tự trọng?

3, ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi người tôn trọng, quý mến.

Hoạt động 4. Luyện tập:

- GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12)

- HS trình bày bài làm

- GV nhận xết, ghi điểm

III. Bài tập

Bài a/11. Hành vi thể hiện tính tự trọng (1), (2)

- Hành vi (1), không làm được bài nhưng biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, tư cách của mình, trung thực không vì bị điểm kém mà quay cóp hoặc nhìn bài của bạn, biểu hiện của người có lòng tự trọng.

- Hành vi (2) là hành vi của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín, tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

Bài b/12:

- Việc làm thể hiện tính tự trọng:

+ Hường chấp nhận điểm kiểm tra miệng kém chứ không nghe bạn nhắc bài.

+Lan nhặt được ví tiền nhưng không tò mò mở ra xem, cũng không lấy ma tìm người trả lại.

- Việc làm thiếu tự trọng:

+ Trí nhờ bạn chép lời giải vào vở bài tập và nộp cho cô để được điểm.

+ An thường nói xấu những bạn An không thích để chia rẽ tình cảm các bạn trong lớp

Bài c/12:

- Cư xử cho đàng hoàng, đúng mực.

- Biết giữ lời hứa, nói là phải làm.

- Luôn làm trong nghĩa vụ, trách nhiệm được giao phó.

- Không để người khác phải chê trách, nhắc nhở.

- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động

Bài d/12:

Em hãy kể lại một câu chuyện mà em được nghe, em chứng chiến trong gia đình, làng xóm, trong trường.

Bài đ/12:

- Tục ngữ:

+ Ăn có mời, làm có khiến.

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Giấy rách phải giữ lấy lề.

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.

- Ca dao:

Thuyền dời nào bến có dời

Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.

- Danh ngôn:

“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. - A.X.Pu-Skin-

4. Củng cố

- GV khái quát nội dung bài.

? Em đã làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, làm bài tập c, d vào giấy.

- Nghiên cứu bài 4: Đạo đức và kỉ luật.

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học