Giáo án Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống

- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.

- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

- Biết phân tích, nhận xét các biểu đồ và bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị , nông thôn, theo đào tạo ; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta.

- Có nhận thức đúng đắn về lao động và việc làm.

Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực:

- Chung: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin...

- Chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh...

- Các biểu đồ về cơ cấu lao động trong SGK (phóng to).

- Các bảng số liệu về sử dụng lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế

- Video, tranh ảnh, sách tham khảo

- Tivi, máy tính…

- SGK.

- Tập bản đồ, bảng phụ…

- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về lao động, việc làm, chất lượng cuộc sống của nhân dân giữa các vùng, miền.

1. Mục tiêu:

Dựa vào kiến thức đã học ở bài 2 và bài 3 kết hợp các kênh hình, GV gợi ý, hướng dẫn cho HS tìm và phát hiện ra các kiến thức mới có liên quan về đặc điểm nguồn lao động, sử dụng lao động, vấn đề việc làm ở nước ta và chất lượng cuộc sống của người dân ở các vùng, miền  Kết nối với bài học .

2. Phương pháp - kĩ thuật:

Trực quan + thảo luận/Khai thác kiến thức từ các kênh hình (biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu)

3. Phương tiện:

Tivi, máy tính...

4. Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa bảng số liệu bảng 2.2 để học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:

- Cơ cấu dân số nước ta bao gồm những nhóm tuổi nào ?

- Những người thuộc nhóm tuổi nào chính là nguồn lao động của nước ta?

- Qua hiểu biết thực tế, hãy cho biết nước ta đã sử dụng hết nguồn lao động nầy chưa, vì sao ?

Bước 2: HS quan sát số liệu ở bảng 2.2 và bằng hiểu biết của mình để trả lời.

Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học => Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển KT-XH, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Song không phải bất cứ ai cũng tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khỏe và trí tuệ, ở vào độ tuổi nhất định và việc sử dụng lao động, việc làm ở nước ta như thế nào? có những đặc điểm gì ? Để hiểu rõ vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

1. Mục tiêu:

Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động.

2. Phương pháp:

Trực quan/ khai thác kiến thức từ bảng số liệu và biểu đồ.

3. Phương tiện:

Bảng số liệu 2. 2 (SGK), bảng số liệu lao động và việc làm ở nước ta giai đoạn 1998 -2009 (Sách bồi dưỡng HSG Địa lí 9 của Phạm văn Đông) và biểu đồ SGK (hình 4.1, hình 4.2)

4. Hình thức tổ chức:

Thảo luận nhóm.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Quan sát hình 4.1, hình 4.2 và nội dung có trong mục 1 SGK để thảo luận .

I- Nguồn lao động và sử dụng lao động:

- GV phân lớp thành 6 nhóm:

+ N1 và N2:

? - GV cho HS quan sát lại bảng số liệu 2.2 SGK (chú ý tỉ lệ người trong độ tuổi 15 – 59 ) và nội dung SGK, cho biết nước ta có nguồn lao động như thế nào?

1)Nguồn lao động:

- Dồi dào và tăng nhanh.

- Bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

? Dựa vào H4.1(trái) dưới đây, hãy nhận xét về cơ cấu lao động giữa nông thôn và thành thị. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố này.

- Phần lớn lao động của nước ta phân bố ở nông thôn.

+ N3 và N4:

? Dựa vào H4.1(phải) hãy:

+ Nêu mặt mạnh và hạn chế của nguồn LĐ nước ta.

- Ưu điểm và hạn chế: SGK

- Chất lượng nguồn lao động của nước ta chưa cao, song ngày càng được cải thiện và nâng cao dần

+ Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng của nguồn lao động cần có những giải pháp gì? (Biện pháp khắc phục.)

- HS cử đại diện nhóm trả lời - Nhóm kia nhận xét, bổ sung GV chốt ý ghi bảng.

* Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần đầu tư cho GD-ĐT, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề…

* mục 1:GV cho HS làm bài tập 1,2 tập bản đồ.

- N5 và N6: Tìm hiểu việc sử dụng lao động của nước ta.

? Quan sát H4.2 dưới đây và nêu nhận xét:

- Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta?

2)Sử dụng lao động:

Cơ cấu sử dụng LĐ của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng tích cực:

- Sự thay đổi của cơ cấu LĐ theo ngành?

- Trong các ngành kinh tế :

+ LĐ trong khu vực Nông-Lâm-Ngư đang ↓,

+ LĐ trong khu vực CN- DV đang ↑.

? Quan sát bảng số liệu 4.1 SGK, cho biết sự thay đổi của cơ cấu LĐ phân theo thành phần kinh tế.

- HS cử đại diện nhóm trả lời - Nhóm kia nhận xét, bổ sung →GV chốt ý ghi bảng.

- Trong các thành thành phần kinh tế:

+ Nhà nước : giảm nhanh

+ Ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài: tăng nhanh

*Mục 2: HS làm bài tập 3 tập bản đồ.

1. Mục tiêu:

- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.

- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

2. Phương pháp:

Đàm thoại – gợi mở / video, khai thác kênh chữ SGK.

3. Phương tiện:

Tivi, máy tính…

4. Hình thức tổ chức:

Cá nhân - Cặp đôi.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Tìm hiểu vấn đề việc làm (HĐ cá nhân - 8 phút)

Cho HS theo dõi đoạn đầu video: https://www.youtube.com/watch?v=aWo_iDpWVzQ và dựa vào phần kênh chữ ở mục II để tìm hiểu về vấn đề việc làm ở nước ta với những câu hỏi sau:

II- Vấn đề việc làm

? Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? →

- GV gtḥ về tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị (GV phân tích các số liệu SGK: TL thời gian làm việc được sử dụng ở nông thôn là 77,7% ;TL thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6%).

- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đến việc làm.

- Ở nước ta tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị khá phổ biến.

? Để giải quyết vấn đề việc làm theo em cần có những giải pháp nào?

- GV phân tích thêm như trong SGV để HS nắm được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta và cho HS ghi:

- Hướng g’q′ việc làm:

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

+ Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn

+ Phát triển HĐ công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động…

*Tìm hiểu chất lượng cuộc sống(HĐ cặp đôi-8 phút)

Cho HS đọc mục 2 SGK để tìm hiểu về chất lượng cuộc sống hiện nay của người dân VN.

* Từng cặp đọc, trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:

? Qua nội dung SGK và qua thực tế cuộc sống hiện nay,em có nhận xét gì về chất lượng cuộc sống của người dân VN?

III-Chất lượng cuộc sống

? Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?-GV phân tích thêm.

1/ Thành tựu: Chất lượng cuộc sống của người dân ngày cành được cải thiện và nâng cao dần ( xem SGK)

2/ Hạn chế: Chất lượng cuộc sống của người dân còn chênh lệch giữa nông thôn, thành thị; giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

? Qua việc nắm bắt thông tin từ sách báo, đài… em có nhận xét gì về chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn và thành thị; ở miền núi, đồng bằng; giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội?

- Cho HS làm bài tập 1,2,3 SGK trang 17.

- Nêu các phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. (xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng XH; tạo việc làm, tăng thu nhập; nâng cao trình độ dân trí và năng lực phát triển; bảo vệ môi trường…)

- Hướng dẫn HS dựa vào bảng số liệu dưới đây (Sách bồi dưỡng HSG Địa lí 9 của Phạm văn Đông) , vẽ biểu đồ thể hiện số lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giai đoạn 1998 -2009.

Lao động và việc làm ở nước ta giai đoạn 1998 -2009.

Năm Số lao động đang làm việc (triệu người) Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn (%)

1998

35,2

6,9

28,9

2000

37,6

6,4

25,8

2002

39,5

6,0

24,5

2005

42,7

5,3

19,4

2009

47,7

4,6

15,4

- HS hoàn thành các bài tập trong tập bản đồ.

- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về lao động, việc làm.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung bài thực hành.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn khác: