Giáo án Địa Lí 9 Cánh diều Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Xem thử

Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc bản đồ dân số Việt Nam để rút ra đặc điểm phân bố dân cư.

- Trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: Biêt lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biêt phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng Hình 2.1 – 2.2, Bảng 2 – SGK trang 109 - 111 để tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam; đặc điểm quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

- Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được đặc điểm phân bố các dân cư Việt Nam; trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để xác định và giải thích được bản đồ, bảng số liệu về dân số; nhận xét được sự khác nhau giữa quần cư thành thị và nông thôn; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau ở địa phương để tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm của loại hình quần cư ở địa phương em sinh sống.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9– Cánh diều (phần Địa lí).

- Bảng số liệu, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9– Cánh diều (phần Địa lí).

- Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai tinh mắt. HS quan sát hình ảnh và trả lời về các vùng đông dân và thưa dân trong bản đồ dân số Việt Nam.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vùng đông dân và thưa dân xuất hiện trong hình ảnh của trò chơi và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai tinh mắt hơn.

- GV mời HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Quan sát hình ảnh và trả lời về các vùng đông dân và thưa dân trong bản đồ dân cư và đô thị Việt Nam.

+ HS trả lời nhanh nhất và đoán đúng tên vùng qua hình ảnh sẽ được điểm cộng.

- GV trình chiếu hình ảnh:

Giáo án Địa Lí 9 Cánh diều Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Vùng đông dân: Vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long...

+ Vùng thưa dân: Vùng miền núi như Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các nhân tố kinh tế - xã hội và tự nhiên tác động đã tạo nên đặc điểm phân bố dân cư, quần cư ở từng khu vực hay từng quốc gia. Vậy ở Việt Nam, phân bố dân cư có đặc điểm gì? Giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn có sự khác biệt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

Hoạt động 1. Tìm hiểu phân bố dân cư.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét được đặc điểm phân bố dân cư nước ta.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2.1 – 2.2, Bảng 2, thông tin mục I SGK tr.109 – tr.110 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nhận xét đặc điểm phân bố dân cư nước ta.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về đặc điểm phân bố cư dân nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề cho HS cả lớp: Dân số nước ta tăng lên, diện tích không thay đổi. Vậy, phân bố dân cư nước ta thay đổi như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2.1 – 2.2, Bảng 2 và thông tin mục I SGK tr.109 – tr.110 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHÂN BỐ DÂN CƯ

Nhóm: ….

Dựa vào Hình 2.1 – 2.2, Bảng 2 và thông tin mục I SGK tr.109 – tr.110 và điền thông tin phù hợp vào phiếu sau:

1. Mật độ dân số nước ta

……………………………………………………………

……………………………………………………………

1. Phân bố dân cư

Kết quả Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học