Giáo án Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 4: Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học này, HS sẽ:

- Thu tập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng các tư liệu từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về sự phân hóa thiên nhiên của nước ta.

- Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Báo cáo được về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để xây dựng đề cương báo cáo về sự phân hóa thiên nhiên của nước ta.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

- Bản đồ phân hóa thiên nhiên Việt Nam.

- Phiếu đánh giá sản phẩm bài viết báo cáo.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

- Atlat Địa lí Việt Nam.

- Thiết bị điện tử có kết nối internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới.

- Huy động những kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, các nhóm liệt kê các sinh vật đặc trưng ở miền Bắc, miền Nam, vùng núi và đồng bằng.

c. Sản phẩm: Tên các loài sinh vật đặc trưng ở miền Bắc, miền Nam, vùng núi và đồng bằng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Giáo án Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 4: Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và phổ biến luật chơi cho HS: Các nhóm liệt kê các sinh vật đặc trưng ở miền Bắc, miền Nam, vùng núi và đồng bằng.

- GV yêu cầu từng HS của mỗi nhóm luân phiên lên bảng viết tên một sinh vật. Sau thời gian 3 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều loài cây và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.

MIỀN BẮC

MIỀN NAM

VÙNG NÚI

ĐỒNG BẰNG


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Các nhóm chấm chéo kết quả của nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV giải đáp những thắc mắc (nếu có), nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, ghi điểm cộng cho nhóm thắng cuộc.

- GV lấy ví du:

Một số loài cây đặc trưng cho:

+ Miền Bắc: trâu, bò, lợn , gà, vải thiều, mận, bưởi da xanh, hồng, cam, đào, dâu tây, mít,….

+ Miền Nam: xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon, cam, thanh long, vú sữa, voi, ngựa, vịt, ngan,…

+ Vùng núi: cà phê, keo, trâu, bò, ngựa, dê, trám ghép, tai chua, xoan, luồng,…

+ Đồng bằng: cói, đay, mía, lạc, đậu tương, mía, lạc đậu tương, chè, thuốc lá, mía lạc, gà, vịt, lợn, ngan, ngỗng, …

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi này, chúng ta thấy được những nét đặc trưng và khác biệt về thiên nhiên và sinh vật ở mỗi vùng, miền. Vậy, sự đa dạng của các thành phần tự nhiên ở Việt Nam được thể hiện như thế nào? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài thực hành ngày hôm nay, Bài 4 – Thực hành viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Thu thập tư liệu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thu thập tài liệu qua sách, báo, internet,… để làm rõ sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, liên hệ thông tin đã học từ Bài 3 để làm rõ sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

c. Sản phẩm: Thông tin thu thập được về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm.

- GV yêu cầu HS liên hệ thông tin đã học từ Bài 3 và thu thập tài liệu từ internet, sách,… để làm rõ sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu sự phân hóa của khí hậu Việt Nam theo Bắc – Nam.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu sự phân hóa của khí hậu Việt Nam theo độ cao.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu sự phân hóa của sinh vật Việt Nam theo Bắc – Nam.

+ Nhóm 7, 8: Tìm hiểu sự phân hóa của sinh vật Việt Nam theo độ cao.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên cùng thực hiện.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên cùng thực hiện.

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung và hoàn chỉnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Thu thập tư liệu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

HS thu thập tài liệu qua sách, báo, internet,… làm rõ sự phân hóa tự nhiên Việt Nam (Thông tin Bài 3).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học