Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dựa trên bản đồ của địa phương, Việt Nam và kiến thức đã có.
- Sử dụng được bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê,... để phân tích một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế của địa phương.
- Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, số liệu,... để giới thiệu về địa lí địa phương.
- Viết được báo cáo giới thiệu địa lí địa phương theo một số chủ đề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng được bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê,... để phân tích một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế của địa phương.
- Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dựa trên bản đồ của địa phương, Việt Nam và kiến thức đã có.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học trong bài để viết được báo cáo giới thiệu địa lí địa phương theo một số chủ đề.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
- Bản đồ địa lí địa phương.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
- Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo.
c. Sản phẩm: HS ghép các mảnh ghép cắt rời thành từ có nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo"
- GV yêu cầu HS sắp xếp các mảnh ghép cắt rời thành từ có nghĩa trong thời gian 1 phút.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghép từ, dán kết quả lên bảng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS chia sẻ thông tin liên quan đến từ khóa Địa lí địa phương.
- Những HS còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi địa phương đều có tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Vậy, địa phương em có vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính như thế nào? Địa phương em có những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên gì? Dân cư – xã hội và kinh tế của tỉnh hoặc thành phố có những đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – Tìm hiểu địa lí địa phương
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dựa trên bản đồ của địa phương, Việt Nam và kiến thức đã học.
Sử dụng được bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê,... để phân tích một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế của địa phương.
- Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, số liệu,... để giới thiệu về địa lí địa phương.
- Viết được báo cáo giới thiệu địa lí địa phương theo một số chủ đề.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS viết báo cáo giới thiệu về địa lí địa phương của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương đã chọn theo một trong các chủ đề sau:
+ Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh hoặc thành phố.
+ Chủ đề 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố.
+ Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư – xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
+ Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế của tỉnh hoặc thành phố
c. Sản phẩm: Bài báo cáo về tìm hiểu địa lí địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn các nhóm tham khảo theo cấu trúc gợi ý trong SGK, thu thập tư liệu qua internet, sách, báo, tạp chí, video,... để tìm hiểu thông tin về địa lí địa phương. - GV giao nhiệm vụ cho HS viết báo cáo giới thiệu về địa lí địa phương của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương đã chọn theo một trong các chủ đề sau: + Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh hoặc thành phố. + Chủ đề 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố. + Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư – xã hội của tỉnh hoặc thành phố. + Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế của tỉnh hoặc thành phố - GV cung cấp bản báo cáo mẫu cho HS tham khảo: Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh hoặc thành phố. - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. - Các đơn vị hành chính. - Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố. Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố. - Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, biển, đảo, sinh vật, khoáng sản,… |
Viết báo cáo tìm hiểu địa lí địa phương Báo cáo sản phẩm được đính kèm phía dưới Hoạt động Thực hành. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Địa Lí 12 Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Giáo án Địa Lí 12 Bài 35: Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Giáo án Địa Lí 12 Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Giáo án Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12