Giáo án Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
1. Kiến thức:
- Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh.
- Hiểu và trình bày được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở , kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.
2. Kĩ năng:
- Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài.
- Phân tích, thu thập các số trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết.
3. Thái độ:
- Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4 . Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Bản đồ tự nhiên - kinh tế Bắc trung Bộ. Atlat địa lý Việt Nam. Phóng to lát cắt hình 35.1 trong sgk.
- Các bảng số liệu, tư liệu tranh ảnh .
1. Bài mới:
GV tổ chức trò chơi : Hãy gạch nối đúng các danh nhân sau với các địa địa danh tương ứng:
GV nêu đáp án 1c, 2a, 3b, 4f, 5d, 6e
- Bắc Trung Bộ là dải đất được ví như như nhịp cầu nối hai đầu đất nước, là mảnh đất địa linh nhân kiệt; mảnh đất kiên trung, anh hùng trong những năm tháng chiến tranh và hiện nay đang từng bước thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ kinh tế trong thời kì mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng. ( Hình thức: cá nhân ) - GV yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của vùng BTB trong cả nước và trả lời các câu hỏi theo dàn ý: + Xác định vị trí địa lí của vùng BTB. + Kể tên các tỉnh trong vùng. + Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH của vùng. - Một HS trình bày, các HS khác nhân xét, bổ sung, GV chốt kiến thức. * Chuyển ý: Do đặc thù về lịch sử phát triển và địa thế của vùng, việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư ở Bắc trung Bộ có một ý nghĩa to lớn. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục 2 sau đây: |
1. Khái quát chung : a) Vị trí địa lí và lãnh thổ: - Là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước. Bao gồm 6 tỉnh. - Tiếp giáp: ĐBSH, trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông. - Diện tích: 51,5 nghìn ha = 16 % cả nước - Dân số: 10,6 triệu người = 12,7 % cả nước b) Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:(giảm tải) |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. ( Hình thức: nhóm ) - Bước 1: GV chia lớp thành 3 cặp nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ : *Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh cùng các thông tin trong SGK hãy hoàn thiện các nội dung để làm nổi bật về cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư của vùng. + Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp + Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp + Nhóm 3: Tìm hiểu về hoạt động ngư nghiệp - Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin và gợi ý về vấn đề tiềm năng, điều kiện phát triển cơ cấu kinh tế liên hoàn, ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng - Bước 3: GV yêu cầu các nhóm HS trình bày, nhận xét và bổ sung hoàn thiện. |
2. Thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp * Sự cần thiết phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp: + Tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lí. + Tạo ra thế liên hoàn trong phát triển kt theo không gian. + Nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của vùng. a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: - Tiềm năng: + Diện tich rừng: 2,46 tr.ha = 20% cả nước. + Nhiều lọai gỗ quý + Chủ yếu ở biên giới - Hiện trạng: + Gồm rừng sản xuất (34%) rừng phòng hộ (50%) và rừng đặc dụng (16%) + Nhiều lâm trường ra đời - Ý nghĩa: + Bảo vệ đa dạng sinh học + Điều hòa nước, chống xói mòn + Ngăn lũ, bão, cát b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển: - Có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc: + Trâu: 750 nghìn con (1/4 cả nước) + Bò: 1,1 triệu con (1/5 cả nước) - Có một số vùng chuyên canh CCN: Cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… - Hình thành các CCN hàng năm và cây lúa ở dải đồng bằng ven biển. c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: - Có tiềm năng phát triển nghề cá - Khó khăn: tàu bè công suất nhỏ, cạn kiệt thủy sản - Nuôi trông phát triển khá mạnh - Hầu hết các tỉnh đều phát triển nghề cá |
(→ Bắc Trung Bộ là vùng có đầy đủ các dạng địa hình, phân hóa đa dạng từ miền núi đến miền biển trên vùng lãnh thổ kéo dài hẹp ngang tạo điều kiện hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư. Việc hình thành cơ cấu này sẽ góp phần tạo điều kiện để vùng phát triển đa dạng và chuyển dịch phát triển bền vững kinh tế ). * Chuyển ý : Công nghiệp và GTVT được coi là điểm yếu của BTB hiện nay. Việc hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển CSHT – GTVT là yêu cầu bức thiết để phát triển nền kinh tế hiện đại của vùng. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục 3 sau đây: |
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sơ hạ tầng GTVT. ( Hình thức: cá nhân) HS hoàn thành 2 nhiệm vụ: * Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp : - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và nội dung SGK, cho biết: + BTB có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp? + Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm. - Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, nghiên cứu sự phân bố các loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp, sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp lớn của vùng.- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời, nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung |
3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT : a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa: - Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp. - Trong vùng đã hình thành một số vùng công nhiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và có thể lọc hóa dầu. - Cơ sở năng lượng đang được giải quyết. - Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông bao gồm Thanh Hóa, Vinh, Huế. |
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về việc xây dựng CSHT: - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và dựa vào nội dung SGK, cho biết: + Tại sao việc phát triển kinh tế vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng? + Xác định trên lược đồ các hệ thống giao thông của vùng. - Bước 2: Gv hướng dẫn HS quan sát lược đồ, tìm các tuyến quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh và hệ thống sân bay, cảng biển của vùng, gợi mở cho HS tìm hiểu vai trò của các tuyến giao thông với vùng - Bước 3: HS trả lời, GV nhận xét và chốt kiến thức. |
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng , trước hết là GTVT: - Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của vùng. - Các tuyến GT quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh. - Sân bay (Phú bài, Vinh…), cảng biển(Chân Mây, Nghi Sơn..) cũng được trú trọng phát triển. |
- Trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị nội dung bài 36
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12