Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 25: Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác thông tin, nội dung trên internet để nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

- Khung cấu trúc cho bài báo cáo, giấy A3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

- Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).

- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội.

c. Sản phẩm:HStham gia trò chơi và đoán được các từ khóa GV đã chuẩn bị về Trung du và miền núi Bắc Bộ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi Hiểu ý đồng đội.GV phổ biến luật chơi:

+ HS bốc thăm từ khóa về liên quan đến vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ HS diễn giải trong thời gian 2 phút.

+ Những HS còn lại xung phong trả lời từ khóa.

+ Nếu trả lời đúng, HS diễn giải và HS trả lời được cộng 1 điểm.

- GV lưu ý với HS:

+ Khi diễn tả không được trùng với bất kì từ nào trong tên từ khóa, không dùng ngôn ngữ nước ngoài, từ đồng nghĩa và trái nghĩa để diễn tả.

Bộ từ khóa: thủy điện, khoáng sản, chè, mận, lê, gia súc lớn, lễ hội, dân tộc thiếu số, việc làm, đầu tư, chính sách

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi, suy nghĩ và đoán từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS tham gia phần thi.

- Những HS còn lại quan sát, cổ vũ; giơ tay dành quyền trả lời khi HS trước trả lời thua.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí giáp với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Đặc biệt, vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Vậy, phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học hôm nay. Bài 25:Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, liên hệ thông tin đã học và các nguồn tài liệu tham khảo và hoàn thành báo cáo: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

c. Sản phẩm: Bài báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành nhóm nhỏ (3 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS liên hệ thông tin đã học và thu thập tài liệu từ internet, sách,… để làm rõ ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng.

- GV cung cấp bản báo cáo mẫu cho HS tham khảo:

BÁO CÁO SẢN PHẨM

Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG

Nhóm:…..

- Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

.........................................................................................

- Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

.........................................................................................

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên hoàn thiện bản báo cáo.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên cùng hoàn thành báo cáo.

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung và hoàn chỉnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Viết báo cáo về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng.

Báo cáo sản phẩm được đính kèm phía dưới Hoạt động Thực hành.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học