Giáo án Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

1. Kiến thức:

- Phân tích được các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản.

- Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản

- Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp nước ta.

2. Kĩ năng:

- Phân tích các bảng số liệu trong bài học. Phân tích bản đồ nông - lâm - thủy - sản.

3. Năng lực:

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

4 . Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

- Bản đồ nông –lâm – thủy sản VN. Bản đồ kinh tế VN.

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở thực hành của học sinh.

2. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt đông 1: tìm hiểu nhũng điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản .

( Hình thức: cá nhân/lớp )

- Bước 1: Gv yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và kiến thức đã học, hãy điền các thế mạnh và hạn chế đối với việc phát triển ngành thủy sản của nước ta.

- Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức

1. Ngành thủy sản :

a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản. (nội dung ở PHT )

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thủy sản ( Hình thức: cá nhân, cặp )

- Bước 1:

+ Gv yêu cầu HS căn cứ vào bảng số liệu 24.1, nhận xét tình hình phát triển và chuyển biến chung của ngành thủy sản

+ Kết hợp sgk và bản đồ nông – lâm – ngư nghiệp của VN, cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác

- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

- Bước 3: tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản.

+ GV đặt câu hỏi: Tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây và ý nghĩa của nó?

+ HS khai thác bảng số liệu 24.2, cho biết ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng nuôi cá tôm lớn nhất nước ta?

- Bước 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

* Tình hình chung

- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.

- Sản lượng đạt 3,4 triệu tấn (2005).

- Bình quân đạt 42kg/người.

- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao

*Khai thác thủy sản

- Sản lượng khai thác liên tục tăng đạt 1791 ng.tấn (2005).

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ.

* Nuôi trồng thủy sản:

- Phát triển mạnh nhất là nuôi tôm.

- Các vùng nuôi nhiều tôm: ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.

- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp

(HS làm việc cá nhân)

- Bước 1:

+ Gv yêu cầu HS cho biết ý nghĩa về mặt KT và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp

+ Dựa vào bài 14, chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được phục hồi một phần

+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng nước ta.

- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức

- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (HS tìm hiểu SGK)

2. Ngành lâm nghiệp :

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.

- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người.

- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN.

- Chống xói mòn đất.

- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.

- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều ( Giam tải)

c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

- Trồng rừng

- Khai thác và chế biến lâm sản

- Các sản phẩm quan trọng nhất : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván…

- Có nhiều nhà máy chế biến giấy như Bãi Bằng, Tân Mai…

- HS làm bài tập 2 trong SGK.

( Phiếu học tập và thông tin phản hồi )

Điều kiện tự nhiên

Thuận lợi

Khó khăn

Thuận lợi

Khó khăn

- Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú .

- Thiên tai, bão lụt thường xuyên.

- Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái .

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ trang bị ngày càng tốt.

- Dich vụ và chế biến thủy sản được mở rộng.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính sách khuyến ngư của Nhà nước.

- Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chứa đáp ứng yêu cầu.

- Công nghiệp chế biến còn hạn chế…

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học