Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: Khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,…

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp, trình bày kết quả tìm hiểu trước lớp, đặt câu hỏi nhằm làm rõ nội dung cần tìm hiểu.

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về một số ngành công nghiệp theo hình thức cá nhân và nhóm.

Năng lực riêng:

- Nhận thức khoa học Địa lí: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành khai thác than, dầu khí, sản xuất điện, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt may, giày dép.

- Tìm hiểu địa lí: Đọc được bản đồ khai thác thông tin về một số ngành công nghiệp ở nước ta.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được một số ngành công nghiệp ở địa phương em sinh sống hoặc thành phố trực thuộc trung ương

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Nhận biết ở nước ta có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp.

- Chăm chỉ: Có ý thức học tập chăm chỉ.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao trong thực hiện bài tập nhóm, bài tập vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

- Bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh,… về các ngành công nghiệp nước ra.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

- Thiết bị điện tử có kết nối internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ghép thẻ bài - Công nghiệp”, HS ghép tên các ngành công nghiệp với các sản phẩm tương ứng của ngành công nghiệp đó ở nước ta.

c. Sản phẩm: Tên những ngành công nghiệp ở Việt Nam

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Ghép thẻ bài - Công nghiệp”.

- GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi và phổ biến luật chơi:

Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Một số ngành công nghiệp

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 4 đội chơi lần lượt đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Những ngành công nghiệp ở Việt Nam là:

+ Công nghiệp khai khoáng: khai thác than; khai thác dầu, khí;...

+ Công nghiệp sản xuất điện: thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời,...

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: Thủy sản ướp đông, sữa tươi, gạo xay xát,...

+ Công nghiệp sản xuất đồ uống: nước tinh khiết, nước khoáng,...

+ Công nghiệp dệt, may: sợi, vải, quần áo mặc thường,...

+ Công nghiệp giày dép: giày, dép da; giày vải; giày thể thao;...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển công nghiệp. Nhiều ngành sản xuất đã trở thành "động lực" quan trọng, thúc đẩy kinh tế đất nước và cải thiện đời sống người dân. Vậy đâu là những "ông lớn" trong thế giới công nghiệp của Việt Nam? Chúng có những điểm gì nổi bật và được phân bố ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết trong bài học này – Bài 17: Một số ngành công nghiệp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu ngành công nghiệp khai thác than, dầu, khí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác tha, dầu, khí ở nước ta.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác Hình 17.1, thông tin mục I SGK tr.70 – tr.71 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp khai thác than, dầu, khí ở nước ta.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể: Khai thác Hình 17.1, thông tin mục I SGK tr.70 – tr.71 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp khai thác than, dầu, khí ở nước ta.

I. Công nghiệp khai thác than, dầu, khí

1. Công nghiệp khai thác than

- Nước ta có trữ lượng than với nhiều loại như than đá, than bùn….

+ Than đá: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La…

+ Than nâu: Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình, Hưng Yên…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học