Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết vì sao phải thiết lập quan hệ bạn bè.

- Nhận biết được cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống để thiết lập quan hệ bạn bè.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được một số cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè; Ứng xử thân thiện, tạo thiện cảm trong giao tiếp để thiết lập quan hệ bạn bè.

Năng lực riêng:

- Năng lực phát triển bản thân và năng lực điều chỉnh hành vị: Biết vì sao phải thiết lập quan hệ bạn bè; Biết được một số cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Có thái độ hoà đồng và sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ tích cực với bạn bè.

- Trách nhiệm:Tự giác trong việc thiết lập quan hệ bạn bà để có nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.

- Các hình ảnh minh họa tình huống về cách thiết lập quan hệ bạn bè.

- Giấy A4, sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy khổ A1 hoặc A0.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.

- Bút viết, bảng con, phấn/bút viết bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Em thiết lập quan hệ bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Em tỏa sáng:

+ Giới thiệu tên của em.

+ Nêu một đặc điềm nổi bật của bản thân.

+ Thực hiện một động tác hoặc cử chỉ đễ thương để chào hỏi cả lớp.

Ví dụ:

- Chào các bạn, tớ là Minh. Minh tự tin. (giang tay khoe đáng về khoẻ mạnh).

- Chào các bạn, tớ là Linh. Linh lém lỉnh. (hai tay xoè váy và nhún người chào).

- GV mời 5 - 7 HS lên thực hiện trước lớp, mỗi bạn có 30 giây để thực hiện.Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nêu yêu cầu: Chia sẻ lại cảm xúc của em khi giới thiệu bản thân với người bạn mới.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Để làm quen bạn mới, lời giới thiệu và cách giới thiệu rất quan trọng. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ với bạn bè và những

cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè– Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu các cách thiết lập quan hệ bạn bè.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các cách đơn giản đề thiết lập quan hệ bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh (SGK tr.39) và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và nêu các cách thiết lập quan hệ bạn bè.

Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè | Chân trời sáng tạo

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời 1 - 2 HS làm mẫu những cách thiết lập quan hệ bạn bè này trên lớp để hiểu được cách thực hành kĩ năng.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tranh 1: Nói lời chào hỏi → HS làm mẫu cách vẫy tay chào, nụ cười tươi, tương tác mắt với bạn mới.

+ Tranh 2: Chủ động giúp đỡ, làm quen với bạn → HS làm mẫu cách đặt câu hôi làm quen với bạn mới, ví dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...

+ Tranh 3: Giới thiệu bạn với người xung quanh → HS làm mẫu cách giới thiệu người bạn mới với các bạn khác, ví dụ: Giới thiệu tên của bạn mới với bạn bè xung quanh, gây chú ý cho các bạn và mời người bạn mới tự giới thiệu bản thân.

+ Tranh 4: Mời bạn cùng vui chơi → HS làm mẫu cách mời bạn mới cùng tham gia các hoạt động khác, ví dụ: Mời bạn cùng chơi, mời bạn cùng học, mời bạn cùng ăn, mời bạn cùng đọc sách,...

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS xung phong chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS xung phong làm mẫu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Đạo đức lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học