Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo Bài 9: Những sắc màu cảm xúc

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...);

- Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

2. Năng lực

*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

* Năng lực riêng:

- Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phân khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buổn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Phẩm chất:Trách nhiệm - Thể hiện qua việc chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, các tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 38-41, Bảng phụ/ phiếu phân loại Cảm xúc tích cực và Cảm xúc tiêu cực, trò chơi Bánh xe cảm xúc; bộ tranh vể kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.

2. Đối với học sinh: SGK Đạo đức 2, mành giấy nhỏ để viết lời yêu thương/lời động viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:HS nêu được càm nhận về việc làm của các bạn trong tranh.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 và 2 phần Khởi động trong SGK Đạo đức 2, trang 38. HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả cảm xúc của các bạn trong các bức tranh.

- GV gọi HS thực hiện.

- GV tổng kết:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang sợ hãi khi thấy con chó hung dữ sủa.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang vui mừng, hạnh phúc vì nhận được cúp, những người xung quanh vui vẻ chúc mừng bạn nhỏ.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Các em đã bao giờ gặp tình huống tương tự hay chưa? Khi đó em cảm thấy thế nào?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời

- GV tổng kết, nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống, chúng ta luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố và khiến cho cảm xúc của chúng ta thay đổi: có thể vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ…. Vậy làm thế nào để chúng ta làm chủ được những cảm xúc của bản thân? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1:Các bạn trong tranh đang có cảm xúc gì? Cảm xúc nào tích cực, cảm xúc nào tiéu cực?

Mục tiêu:HS nêu được tên các loại cảm xúc khác nhau.

Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu cùa nhiệm vụ 1 phần Kiến tạo tri thức mới trong SGK Đạo đức 2, trang 38 cho cả lớp nghe.

- GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về nội dung của 1 bức tranh và nêu tên cảm xúc trên gương mặt cùa các bạn trong tranh.

- GV gọi đại diện các nhóm lần lượt nêu tên càm xúc trên gương mặt của các bạn trong tranh.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ Tranh 1: Bạn nam (bạn Tin) có vẻ mặt đang buồn vì bị ốm.

+ Tranh 2: Bạn nữ (bạn Na) đang tức giận, cau có với em trai.

+ Tranh 3: Bạn nữ (bạn Cốm) đang vui mừng vì được nhận quà sinh nhật từ hai bạn khác.

+ Tranh 4: Bạn nam (bạn Bin) đang hụt hẫng, nuối tiếc vì đá bóng hụt khung thành.

+ Tranh 5: Một bạn nữ đang vui mừng vi niém vui bất ngờ khi tranh cùa bạn đạt giải ba.

- GV gọi tiếp một só HS nêu thêm một só cảm xúc khác mà các em biết.

GV tổng kết các loại cảm xúc khác nhau: Như vậy, các em có thể thây mỗi bợn nhỏ trong tranh có một cảm xúc khác nhau ở những tình huống khác nhau. Các em cũng sẽ có những cảm xúc như vui vẻ, buốn bã, xấu hổ, ngạc nhiên hay tức giận,... tuỳ tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Các cám xúc này còn được chia thành hai nhóm là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp thông qua bài tập sau.

- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp cảm xúc của các tình huống trên vào hai trường hợp:

- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi

- Một số nhóm kể lại tình huống

- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

- HS làm việc nhóm

- HS suy nghĩ câu trả lời

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe GV trình bày.

- HS nghe Gv tổng kết

- HS thực hiện nhiệm vụ

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học