Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 14: Sinh sản của cá và tôm

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Phân tích được đặc điểm sinh sản của cá và tôm.

- Mô tả được kĩ thuật ương, nuôi cá và tôm giống.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về giống thủy sản vào thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu công nghệ:

+ Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của một số loài thủy sản được nuôi phổ biến tại Việt Nam.

+ Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức ương, nuôi cá, tôm giống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.

- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Phiếu bài tập cho HS.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Tranh ảnh, video liên quan đến đặc điểm sinh sản của tôm, cá; hoạt động sinh sản của tôm, cá; vòng đời của tôm; cá.

- Ảnh một số loại cá, tôm; buồng trứng một số loài cá; ảnh hoặc mẫu vật tôm sống đang mang trứng.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về đặc điểm sinh sản của động vật thủy sản, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về ương, nuôi cá, tôm nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát video và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các giai đoạn trong vòng đời phát triển của cá hồi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát video (0:24 – 4:42) về vòng đời của cá hồi.

- GV yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: Nêu các giai đoạn trong vòng đời phát triển của cá hồi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, thực hiện yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời: Các giai đoạn trong vòng đời phát triển của cá hồi: trứng cá (Ova) → cá con (Alevin) → Fry → Par → Smolt → Atlantic Salmon → đẻ trứng → chết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cá, tôm là hai nhóm thủy sản phổ biến và quan trọng trong nuôi thủy sản ở Việt Nam. Việc sản xuất giống đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất nuôi. Vậy cá, tôm có đặc điểm sinh sản như thế nào? Việc nuôi, ương cá, tôm giống thực hiện ra sao? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 14: Sinh sản của cá và tôm.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sinh sản của cá, tôm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm sinh sản của cá, tôm.

b. Nội dung: HS khai thác thông tin mục I SGK tr.69-72, hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm sinh sản nổi bật của cá, tôm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trứng của cá, tôm.

Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 14: Sinh sản của cá và tôm

- GV yêu cầu HS dựa vào hình, kết hợp nghiên cứu thông tin mục I trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nhận xét kích thước, số lượng trứng của cá, tôm.

- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi Khám phá SGK trang 69: Giải thích vì sao mùa sinh sản chủ yếu của cá ở miền Bắc và miền Nam nước ta lại khác nhau.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu ở mục Khám phá SGK trang 70: Vì sao sức sinh sản của cá cao hơn so với đa số các loài động vật có xương sống khác?

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế thông qua hoàn thành câu hỏi mục Kết nối: Tìm hiểu tuổi thành thục sinh dục và mùa sinh sản của một số loài tôm nuôi phổ biến ở nước ta. Theo em việc xác định mùa sinh sản có ý nghĩa gì đối với sản xuất?

I. Đặc điểm sinh sản của cá, tôm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ, TÔM

Họ và tên:…………………………

Tiêu chí

Tôm

Tuổi thành thục

Phụ thuộc chủ yếu vào tuổi, khác nhau tùy theo loài, giới tính.

- Cá rô phi: 4 – 16 tháng tuổi.

- Cá chép: 12 – 18 tháng tuổi.

- Cá tra đực: 24 tháng tuổi; cá tra cái: khoảng 36 tháng tuổi.

Xác định dựa vào tuổi và khối lượng cơ thể.

- Tôm sú: 8 tháng tuổi (90 g ở con đực, 100 g ở con cái).

- Tôm thẻ chân trắng: 10 tháng tuổi (40 g ở con đực, 45 g ở con cái).

Mùa sinh sản

Mùa có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của phôi và cá con.

- Miền Bắc: cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3,4).

- Miền Nam: đầu mùa mưa (tháng 5).

Mùa sinh sản khác nhau tùy loài.

- Tôm sú đẻ quanh năm, tập trung tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10.

- Tôm thẻ chân trắng: tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học