Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm về kĩ thuật điện tử

- Tóm tắt được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về kĩ thuật điện tử

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải quyết vấn đề

Năng lực công nghệ:

- Trình bày được khái niệm về kĩ thuật điện tử

- Tóm tắt được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về kĩ thuật điện tử vào trong đời sống

3. Phẩm chất

- Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu khái niệm, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử

- Trách nhiệm trong việc sử dụng các thiết bị điện tử

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.

- Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK, hình minh họa về một số sản phẩm điện tử trong sản xuất và đời sống

- SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.

2. Đối với học sinh:

- SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.

- Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Huy động khả năng quan sát, vốn hiểu biết của HS để tìm hiểu về kĩ thuật điện tử. Thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr65) để đặt vấn đề, dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tình huống đặt ra. GV gợi ý HS trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 13.1 (SGK – tr65) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr65): Quan sát 13.1 SGK và trả lời câu hỏi: So sánh việc sử dụng - bàn tính và máy tính cầm tay.

Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử

- Sau khi HS trả lời câu hỏi phần khởi động, GV dẫn dắt HS tìm hiểu khái quát về kĩ thuật điện tử

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

Việc sử dụng máy tính cầm tay có ưu điểm là:

– Máy tính tính toán nhanh.

– Sử dụng dễ dàng, gọn nhẹ và tiện lợi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Kĩ thuật điện tử góp phần tạo ra các thiết bị điện tử, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều các thiết bị điện tử hiện đại ra đời, đa dạng về kích thước, hình dáng, chủng loại, tính năng. Hỗ trợ rất tốt trong sản xuất và đời sống của con người, xu hướng phát triển kĩ thuật điện tử như một ngành mũi nhọn tiêu phong cho sự phát triển của nền công nghiệp ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là tất yếu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về: khái niệm thế nào là kĩ thuật điện tử, vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống – Bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm kĩ thuật điện tử

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm kĩ thuật điện tử

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên để tìm hiểu về khái niệm kĩ thuật điện tử.

c. Sản phẩm: HS ghi được khái niệm kĩ thuật điện tử.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mục Khám phá (SGK – tr65) Quan sát Hình 13.2 SGK và cho biết: Bộ phận nào điều khiển giờ tưới cây?

- Sau khi chốt nội dung đáp án, GV có thể giải thích thêm: bộ phận này có chức năng đặt giờ bắt đầu tưới, tưới trong thời gian bao lâu. Khi đến giờ tưới cây hệ thống sẽ tự động mở van cấp nước và tưới trong khoảng thời gian đã đặt. Bộ phận điều khiển giờ tưới cây này được cấu tạo là một thiết bị điện tử.

- GV dẫn dắt: Như vậy từ một hệ thống tưới cây thủ công phụ thuộc vào người tưới, nhờ có bộ phận đặt giờ mà hệ thống có thể tưới một cách tự động theo thời gian đặt sẵn. Như vậy thiết bị điện tử là gì? Tại sao thiết bị điện tử lại thực hiện được chức năng đó?

I. KHÁI NIỆM VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

- Kĩ thuật điện tử là một lĩnh vực kĩ thuật liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng linh kiện điện tử, mạch tích hợp,... để thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ sản xuất và đời sống.

- Kĩ thuật điện tử bao gồm điện tử tương tự và điện tử số được ứng dụng trong các lĩnh vực như kĩ thuật máy tính, kĩ thuật điều khiển và tự động hoá, kĩ thuật đo lường, robot, kĩ thuật viễn thông, kĩ thuật vô tuyến.... Thiết bị điện tử có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Công nghệ 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học