Giải VBT Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng



Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng

I. Các bộ móng guốc (trang 111 VBT Sinh học 7)

1. (trang 111 VBT Sinh học 7): Quan sát các hình 51.1, 2, 3 (SGK) đọc bảng sau lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:

Trả lời:

   Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú Móng guốc

Tên động vật Số ngón chân phát triển Sừng Chế độ ăn Lối sống
Lợn Chẵn Không Ăn tạp Đàn
Hươu Chẵn Nhai lại Đàn
Ngựa Lẻ Không Không nhai lại Đàn
Voi Lẻ Không Không nhai lại Đàn
Tê giác 5 ngón Không nhai lại Đơn độc

II. Bộ Linh trưởng (trang 111 VBT Sinh học 7)

1. (trang 111 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 51.4 SGK và đọc các thông tin phần: tóm tắt đặc điểm của bộ Linh trưởng, trong SGK, hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Khỉ Vượn Khỉ hình người
Đười ươi Tinh tinh Gôrila
Đặc điểm đặc trưng nhất Có chai mông lớn, có túi má lớn, đuôi dài, sống theo đàn Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi, sống theo đàn Không có chai mông, túi má và đuôi. Sống đơn độc Không có chai mông, túi má và đuôi. Sống theo đàn Không có chai mông, túi má và đuôi. Sống theo đàn

IV. Đặc điểm chung của thú (trang 112 VBT Sinh học 7)

1. (trang 112 VBT Sinh học 7): Nêu đặc điểm chung của thú:

Trả lời:

   Bộ lông: Lông mao

   - Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm

   - Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

   - Sinh sản: Thai sinh

   - Nuôi con: Bằng sữa mẹ

   - Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt

Câu hỏi (trang 112, 113 VBT Sinh học 7)

1. (trang 112 VBT Sinh học 7): Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.

Trả lời:

   Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

   - Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

Thú Guốc chẵn Thú Guốc lẻ
Móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau Móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển nhất
Đa số sống theo đàn Sống theo đàn (ngựa) hoặc đơn độc (tê giác)
Ăn tạp, ăn thực vật, nhai lại Ăn thực vật, không nhai lại

2. (trang 112 VBT Sinh học 7): So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn

Trả lời:

   Khỉ hình người khác khỉ và vượn: Khỉ hình người không có chai mông, túi má và đuôi, sống đơn độc hoặc theo đàn.

3. (trang 113 VBT Sinh học 7): Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú

Trả lời:

   - Thực phẩm: lợn, bò, trâu,…

   - Dược liệu: hươu,…

   - Sức kéo: trâu, bò, ngựa,…

   - Thí nghiệm: thỏ, khỉ, chó,…

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 7 (VBT Sinh học 7) khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học