Giải VBT Ngữ Văn 7 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá



Câu 1 (Bài tập 1 trang 133 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 106 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Bài thơ này có thể chia ra làm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "Đêm dài ướt át sao cho trót?"): Bức tranh cay đắng, tăm tối về hiện thực cuộc sống trong thời buổi loạn lạc.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Niềm mong ước cao cả, đầy tinh thần nhân đạo của nhân vật trữ tình.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 107 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Giải VBT Ngữ Văn 7 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Câu 3 (Bài tập 4 trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 107 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Nếu không có 5 câu thơ cuối bài thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi rất nhiều, vì:

- Nếu không có 5 câu thơ cuối, đây vẫn là một bài thơ phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống, một bài thơ hay.

- Nhưng 5 câu thơ cuối với cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp, đã khiến cho giá trị nhân văn của bài thơ, ý nghĩa phản ánh hiện thực được tăng thêm giá trị.

- 5 câu thơ này đã bộc lộ được nhân cách, tấm lòng của nhà thơ.

Câu 4 (trang 108 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Tại địa điểm ngôi nhà tranh năm xưa của Đỗ Phủ ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xây dựng Nhà kỉ niệm Đỗ Phủ. Một nhà khoa học của Việt Nam khi đến thăm nhà kỉ niệm này đã ghi mấy dòng thơ sau đây vào sổ lưu niệm:

   Thử xứ tằng ngâm "sở phá ca"

   Kim thiên "quảng hạ" mãn sơn hà

   Na trí trung đại Đường thi ba

   Hoàn thị tiên tri đệ nhất gia!

a, Dựa vào những hiểu biết về cuộc đời Đỗ Phủ, những điều cảm nhận được từ việc học bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, em hãy viết khoảng 10 dòng để bình bài thơ tuyệt cú nói trên.

b, Nếu có thể em hãy dịch bài thơ trên theo nguyên thể hay theo một thể thơ tùy ý sau khi viết lời bình.

Trả lời:

a, - Bài thơ tuyệt cú đã thể hiện được sự am hiểu của người viết về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bốn câu thơ tuyệt cú như sợi dây kết nối quá khứ, tương lai, cho người đọc liên tưởng về quá khứ với "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ, rồi lại dẫn liên tưởng của người đọc đến với hiện tại ngày nay.

- Thông qua bài thơ, ngưởi viết đã ngợi ca tài năng thơ văn, nhãn quan xa rộng của Đỗ Phủ, đồng thời bày tỏ tấm lòng trân trọng, mến mộ của mình đối với nhà thơ.

b, Dịch thơ:

   Đỗ Phủ xưa viết "sở phá ca"

   Nay nhà lớn rộng khắp sơn hà

   Một nhà thơ lớn thời trung đại

   Cái nhìn vượt tàn ngàn năm xa.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học