Giải Toán 11 trang 77 (sách mới) | Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều



Trọn bộ lời giải bài tập Toán 11 trang 77 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Toán 11 trang 77. Bạn vào trang hoặc Xem lời giải để theo dõi chi tiết.

- Toán lớp 11 trang 77 Tập 1 (sách mới):

- Toán lớp 11 trang 77 Tập 2 (sách mới):




Lưu trữ: Giải Toán 11 trang 77 (sách cũ)

Video Bài 1 trang 77 SGK Hình học 11 - Cô Ngô Hoàng Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Bài 1 (trang 77 SGK Hình học 11): Cho hai hình thang ABCD và ABEF có chung đáy lớn AB và không cùng nằm trong một mặt phẳng.

a) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng sau: (AEC) và (BFD), (BCE) và (ADF).

b) Lấy điểm M thuộc đoạn DF. Tìm giao điểm của đường thẳng AM với mặt phẳng (BCE).

c) Chứng minh hai đường thẳng AC và BF không cắt nhau.

Giải bài 1 trang 77 sgk Hình học 11 | Để học tốt Toán 11

Lời giải:

a) Giao tuyến của các cặp mặt phẳng

*Giao tuyến của (AEC) và (BFD)

• Trong hình thang ABCD, AC cắt DB tại G, ta có:

Giải bài 1 trang 77 sgk Hình học 11 | Để học tốt Toán 11

Tương tự, AE cắt BF tại H,

Ta có :

Giải bài 1 trang 77 sgk Hình học 11 | Để học tốt Toán 11 ⇒ H ∈ (AEC) ∩ (BFD).

Vậy GH = (AEC) ∩ (BFD)

*Giao tuyến của (BCE) và (ADF)

Trong hình thang ABCD, BC cắt AD tại I, ta có: I ∈ (BCE) ∩ (ADF)

Trong hình thang ABEF, BE cắt AF tại K, ta có: K ∈ (BCE) ∩ (ADF)

Vậy IK = (BCE) ∩ (ADF)

b) Giao điểm của AM với mp(BCE)

Trong mp(ADF), AM cắt IK tại N, ta có:

N ∈ IK ⊂ (BCE)

Vậy N = AM ∩ (BCE).

c) Giả sử AC cắt BF.

⇒ Qua AC và BF xác định duy nhất 1 mặt phẳng.

Mà qua A và BF có duy nhất mặt phẳng (ABEF)

⇒ AC ⊂ (ABEF)

⇒ C ∈ (ABEF) (Vô lý).

Vậy AC và BF không cắt nhau.

Kiến thức áp dụng

+ Qua hai đường thẳng cắt nhau, xác định duy nhất 1 mặt phẳng.

Các bài giải bài tập Toán 11 Hình học Bài ôn tập Chương 2 khác:

Các bài giải bài tập Toán 11 Hình học Chương 3 khác:


bai-tap-on-tap-chuong-2.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học