Tin học 6 VNEN Bài 4: Cấu trúc của máy tính

Câu 1 (Trang 18 - Tin học 6 VNEN): Ở bài trước các em đã biết những khả năng to lớn của máy tính, trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo bên trong của cỗ máy thông minh này. Hệ thống máy tính để bàn trong hình vẽ gồm có 5 bộ phận được đánh số từ 1 đến 5. Hãy điền vào bảng tên gọi và chức năng của các bộ phận mà em biết. Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các nhóm khác.

Số hiệu Tên bộ phận Chức năng
1 Thân máy(Case) Là bộ phận bên ngoài có tác dụng bao bọc cho thành phần bên trong của máy tính.
2 Màn hình Hiển thị, là cổng giao tiếp giữa con người và máy tính.
3 Máy in Thiết bị dùng thể hiện ra các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.
4 Bàn phím Thiết bị nhập giữ liệu.
5 Chuột Thiết bị phục vụ điều khiển, ra lệnh và giao tiếp giữa con người và máy tính.

Câu 2 (Trang 19 - Tin học 6 VNEN): Mệnh đề nào dưới đây là đúng khi nói về hoạt động vừa tiến hành ở trên?

Trả lời:

A - Người dùng nhập thông tin vào bằng cách di chuyển con trỏ chuột và nháy chuột

D - Căn cứ trên các số hạng và thứ tự nhập vào, máy tính sẽ thực hiện phép toán để tìm ra kết quả.

E - Sau khi nháy chuột vào dấu “=” máy tính hiển thị kết quả phép toán lên màn hình để người dùng nhìn thấy.

Câu 3 (Trang 21 - Tin học 6 VNEN): Em hãy quan sát và cho biết các loại thiết bị dưới đây tên là gì (ví dụ: USB, bộ nhớ Ram,...). Trên bề mặt của chúng có ghi rõ dung lượng, em hãy tìm xem dương lượng của mối thiết bị là bao nhiêu? Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với những bạn khác.

Trả lời:

A - RAM (bộ nhớ trong) dung lượng 4GB

B - CD dung lượng 700MB

C - USB dung lượng 64GB

D - Ổ đĩa cứng dung lượng 500GB

Câu 4 (Trang 21 - Tin học 6 VNEN): Hãy điền vào chỗ trống, sau đó chia sẻ và so sánh kết quả với những nhóm khác.

Trả lời:

A - Dữ liệu sau khi được nhập vào từ thiết bị vào hoặc từ bộ nhớ ngoài sẽ được xử lý bởi CPU, RAM

B - Trong quá trình xử lý, những dữ liệu trung gian được lưu vào bộ nhớ trong

C - Bộ não của máy tính chứa trong thân máy (Case)

D - Từ hình bài tập 3, em nhận thấy loại thiết bị nhớ ngoài có dung lượng lớn nhất là 500GB, còn loại nhỏ nhất là 700MB

E - Nếu tắt máy hoặc bị mất điện, những thông tin lưu trong bộ nhớ trong sẽ bị xóa sạch còn nếu lưu trong bộ nhớ ngoài thì vẫn giữ lại được.

F - Đĩa cứng và USB thuộc loại bộ nhớ ngoài.

G - Thiết bị ra của máy tính được sử dụng phổ biến nhất là màn hình.

H - Đơn vị đo lượng thông tin nhỏ nhất gọi là byte nhưng đơn vị thường dùng để đo dung lượng (sức chứa dữ liệu) đĩa cứng hay USB hiện nay là GB (Gi-ga-bai) và bội của nó là TB (Tê-ra-bai)

Câu 5 (Trang 22 - Tin học 6 VNEN): Hãy thực hiện các thao tác sau đây để làm quen với những bộ phận của máy tính.

Thực hành.

Câu hỏi (Trang 22 - Tin học 6 VNEN): Những bài hát ở cửa hiệu băng đĩa đĩa nhạc thường được chứa trong loại thiết bị lưu trữ nào?

Trả lời: Được lưu trữ trong bộ nhớ ngoài - đĩa quang CD-ROM hoặc DVD

Câu hỏi (Trang 22 - Tin học 6 VNEN): Cầm một chiếc đĩa CD như thế nào mới là đúng cách? Nếu cầm sai có thể gây ra hậu quả gì?

Trả lời:

Cách cầm : Mở rộng lòng bàn tay và sử dụng các ngón tay để giữ cạnh của đĩa.

Nếu cầm sai sẽ gây ra hậu quả: Gây hiện tượng trầy xước đĩa làm cho việc truy xuất dữ liệu khó thậm chí gây hỏng hóc mất dữ liệu nếu xước quá nặng.

Câu hỏi (Trang 22 - Tin học 6 VNEN): Em hãy cho biết mệnh đề nào sau đây chỉ ra sự khác nhau giữa điện thoại di động smartphone và máy tính để bàn?

Trả lời:

A - Smartphone có khả năng gọi điện thoại, chụp ảnh, quay phim còn máy tính để bàn thì không.

C - Người sử dụng có thể vừa đi vừa sử dụng smartphone còn máy tính để bàn chỉ được đặt cố định trong phòng làm việc.

Xem thêm các bài Giải bài tập Tin học lớp 6 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học