Bài 4 trang 32 SBT Vật Lí 9



Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

Bài 4 trang 32 sách bài tập Vật Lí 9: Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức UĐ = 6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ IĐ = 0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U = 12V.

a) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn nối tiếp với biến trở vào hiệu điện thế U đã cho trên đây?

b) Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ hình 11.1 thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

Giải SBT Vật Lí 9 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 9

Tóm tắt:

Đèn: Uđm1 = UĐ = 6V; IĐ = 0,75A; Biến trở: Rbmax = 16Ω; U = 12V;

a) Đèn nối tiếp biế trở, đèn sáng bình thường khi Rb = ?

b) Đèn sáng bình thường khi R1 = ?

Lời giải:

a) Mắc bóng đèn nối tiếp với biến trở, đèn sáng bình thường khi:

Ib = IĐ = I = 0,75A

Ub + UĐ = U và UĐ = 6V → Ub = U – UĐ = 12 – 6 = 6V

Điện trở của biến trở là: Rb = Ub / Ib = 6/0,75 = 8Ω

b) Đèn được mắc song song với phần R1 của biến trở và đoạn mạch song song này được mắc nối tiếp với phần còn lại R2 (R2 = 16 – R1) của biến trở.

Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch song song là UĐ = 6V => hiệu điện thế ở hai đầu phần còn lại của biến trở là:

U2 = U – UĐ = 12 – 6 = 6V.

Điện trở của đèn là: RĐ = UĐ / IĐ = 6/0,75 = 8Ω

Vì cụm đoạn mạch (đèn // R1) nối tiếp với R2 nên ta có hệ thức:Giải bài tập Vật lý lớp 9

(R1D là điện trở tương đương của đoạn mạch đèn // R1 và U1D = U1 = UĐ = 6V)

Giải SBT Vật Lí 9 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 9

Xem thêm các bài giải bài tập sách bài tập Vật Lí lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:


bai-11-bai-tap-van-dung-dinh-luat-om-va-cong-thuc-tinh-dien-tro-cua-day-dan.jsp