Bài III.1, III.2, III.3, III.4 trang 44 Sách bài tập Vật Lí 11



Bài III.1 trang 44 Sách bài tập Vật Lí 11: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 65μV/K được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng ở nhiệt độ 232oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là

A. E = 13,00mV    B. E = 13,58mV

C. E = 13,78mV    D. E = 13,98mV

Lời giải:

Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là:

E= α T T 2 T 1 = 65.10 6 . 23220 =0,01378V=13,78mV

Đáp án C

Bài III.2 trang 45 Sách bài tập Vật Lí 11: Nối cặp nhiệt điện đồng - constantan với milivôn kế thành một mạch kín. Giữ một mối hàn của cặp nhiệt điện trong không khí ở 20oC, nhúng mối hàn còn lại vào khối thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivôn kế chỉ 9,18mV. Cho biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 42,5 μV/K. Nhiệt độ của thiếc nóng chảy là

A. 236oC    B. 430oC    C. 240oC    D. 258oC

Lời giải:

Suất điện động nhiệt điện: E= α T T 2 T 1

trong đó (T1 -T2) là hiệu nhiệt độ giữa hai đầu nóng và lạnh của cặp nhiệt điện, còn αT là hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện.

Vậy nhiệt độ nóng chảy của thiếc:

T 1 = E α T + T 2 = 9, 18.10 3 42, 5.10 6 +20= 236 0 C

Đáp án A

Bài III.3 trang 45 Sách bài tập Vật Lí 11: Để tiến hành mạ bạc cho một thỏi sắt người ta bố trí thí nghiệm. Cách bố trí các dụng cụ thí nghiệm nào sau đây là đúng?

A. A là dung dịch muối bạc; B là thỏi bạc, C là thỏi sắt

B. A là dung dịch muối bạc; B là thỏi sắt, C là thỏi bạc

C. A là dung dịch muối bạc; B là thỏi kim loại bất kì, C là thỏi sắt

D. A là dung dịch muối bất kì; B là thỏi bạc; C là thỏi sắt

Giải sách bài tập Vật Lí 11 | Giải sbt Vật Lí 11

Lời giải:

Ứng dụng hiện tượng dương cực tan trong mạ điện thì anot C là vật để mạ - thỏi bạc, catot B là vật cần mạ - thỏi sắt, chất điện phân A thường dùng là muối của kim loại để mạ - dung dịch muối bạc.

Đáp án B

Bài III.4 trang 45 Sách bài tập Vật Lí 11: Đường lượng điện hóa của niken là k = 3.10-4g/C. Khi cho 4 dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân có anốt bằng niken trong 1 phút 40 giây thì khối lượng niken bám vào catôt là 3mg. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân trong thời gian trên là

A. 1A    B. 0,1A    C. 0,01A    D. 0,001A

Lời giải:

Đổi: t = 1 phút 40 giây = 100 giây

Khối lượng của niken được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tuân theo định luật I Fa-ra-đây:

m = kq = kIt

Vậy cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là:

I= m kt = 3.10 3 3.10 4 .100 =0,1A

Đáp án A

Các bài giải sách bài tập Vật Lí 11 (SBT Vật Lí 11) khác:


bai-tap-cuoi-chuong-3.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học