Bài 16 trang 67 SBT Toán 7 Tập 1



Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Bài 16 trang 67 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Gọi x, y,z lần lượt là số vòng quay của kim giờ, kim phút và kim giây trong cùng một thời gan

a, Điền số thích hợp vào các ô trong bảng sau:

x 1 2 34
y
y 1 6 1218
z

b. Viết công thức biểu diễn y theo x và z theo y.

c. Số vòng quay x của kim giờ và số vòng quay z của kim giây có tỉ lệ thuận với nhau không? Nếu có, hãy tìm hệ số tỉ lệ của z đối với x.

d. Khi kim giờ quay được 5 vòng thì kim giây quay được bao nhiêu vòng?

Lời giải:

a) Kim giờ quay 1 vòng hết 12 giờ

Kim phút quay 1 vòng hết 1 giờ = 60 phút

Kim giây quay 1 vòng hết 1 phút = 60 giây.

Từ đó ta có bảng sau:

x 1 2 34
y 12 24 3648
y 1 6 1218
z 60 360 720 1080

b. Công thức biểu diễn y theo x là: y = 12.x

Công thức biểu diễn z theo y là: z = 60.y

c. * Theo ý b) ta có: y = 12.x (1)

và z = 60.y (2)

Thay (1) vào (2) ta được: z = 60y = 60. (12.x) = 720.x.

Số vòng quay của kim giờ x và số vòng quay của kim giây z là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

Hệ số tỉ lệ của z đối với x là 720

d. Thay x = 5 vào biểu thức z = 720.x ta có

z = 720.5 = 3600 vòng

Vậy khi kim giờ quay được 5 vòng thì kim giây quay được 3600 vòng.

Các bài giải bài tập sách bài tập Toán 7 (SBT Toán 7) Bài 2 Chương 2 Đại Số khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


bai-2-mot-so-bai-toan-ve-dai-luong-ti-le-thuan.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học