Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trọn bộ lời giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1 Kết nối tri thức

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1 Chân trời sáng tạo

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 1 (sách cũ)

1. Khám phá bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX(trang 3 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a) Lắng nghe thầy cô giáo giới thiệu :

b) Vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi sau:

- Em đã biết những nhân vật lịch sử nào tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thể kỉ XIX? Nếu biết, em hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử đó?

Trả lời:

- Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...

- Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:

   + Tôn Thất Thuyết ( 1839 – 1913),là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

   + Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".

2. Tìm hiểu về “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.(trang 4 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin và quan sát hình dưới đây (trang 4 sgk).

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?

- Vì sao Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp? Em hãy chứng minh điều đó qua bức tranh và đoạn văn trên.

- Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định?

Trả lời:

- Điều khiến Trương Định băn khoăn suy nghĩ là: nên đi hay là ở khi vua đã ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang nhưng ông không muốn.

   + Nếu không làm theo mệnh lệnh sẽ phải chịu tội phản nghịch

   + Nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân.

⇒ Giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải.

- Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp vì:

   + Lúc ông đang băn khoăn trước sự lựa chọn của mình thì trong nhân gian, mọi người truyền thư đi khắp nơi, suy tôn ông lên làm chủ soái và được nhiều người ủng hộ.

   + Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã ở lại tiếp tục cùng nhân dân chống giặc.

- Hành động của Trương Định thể hiện tinh thần yêu nước, ông sẵn sàng phản lại lệnh vua để cùng nhân dân đánh giặc.

   + Cố gắng đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

   + Ông luôn đặt nhân dân lên hàng đầu, không quan tâm đến tính mạng của bản thân.

3. Khám phá những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ(trang 5 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin sau (trang 5 sgk)

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?

Vì sao những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận?

Nêu ý kiến của em về nhân vật Nguyễn Trường Tộ.

c. Báo cáo kết quả thảo luận với thầy cô giáo.

Trả lời:

Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn

Đất nước ta thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu

Làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận vì: Theo vua Tự Đức, những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.

Thông qua đây, em nhận thấy

Nguyễn Trường Tộ là một người giàu lòng yêu nước.

Ông luôn nghĩ cho đất nước, cho nhân dân, muốn tìm cách đưa đất nước ngày càng giàu mạnh.

Nhưng tiếc thay, những đề nghị canh tân đất nước của ông đều bị Vua Tự Đức từ chối.

4. Tìm hiểu về Tôn Thất Huyết và cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế(trang 6 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát hình và đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây

b.Hỏi thầy cô giáo những điều em chưa hiểu khi đọc đoạn hội thoại.

c. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

   + Tôn Thất Huyết là ai?

   + Vì sao Tôn Thất Huyết quyết định phản công quân Pháp ở kinh thành Huế?

   + Diễn biến của sự kiện ra sao? Kết quả thế nào?

d. Trình bày kết quả thảo luận với thầy cô giáo.

Trả lời:

- Tôn Thất Thuyết là người đại diện phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn, chủ trương cùng nhân dân chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

- Tôn Thất Huyết quyết định phản công quân Pháp ở kinh thành Huế vì Khi biết Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp. Giặc Pháp vờ mời ông đến họp để bắt ông. Biết được âm mưu của giặc, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng để giành thế chủ động.

- Diễn biến của sự kiện:

   +Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối, ra sức cố thủ. Đến gần sáng, chúng tố chức đánh trả lại.

   +Kết quả: Quân ta thua, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút lên vùng rừng núi, tiêp tục kháng chiến.

5. Đọc và ghi vào vở(trang 7 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

1. Hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền nội dung phù hợp vào cột để trông về những việc làm của Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Thuyết.(trang 8 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN)

Nhân vật lịch sử Việc làm
Trương Định .........
Nguyễn Trường Tộ .........
Tôn Thất Thuyết .........

Trả lời:

Nhân vật lịch sử Việc làm
Trương Định Chống lại lệnh vua, cùng nghĩa quân và nhân dân đứng lên chống giặc.
Nguyễn Trường Tộ Đưa ra đề nghị canh tân đất nước với mong muốn giúp nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, góp phần đưa đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng bị vua Tự Đức từ chối
Tôn Thất Thuyết Cùng vua Hàm Nghi lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống Pháp

3. Kể lại trước lớp sự kiện cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế (theo dàn ý: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả)(trang 8 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Trả lời:

- Nguyên nhân: Khi biết Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp, giặc Pháp vờ mời ông đến họp để bắt ông. Biết được âm mưu của giặc, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng để giành thế chủ động.

- Diễn biến: Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối, ra sức cố thủ. Đến gần sáng, chúng tố chức đánh trả lại.

- Kết quả: Quân ta bị thua. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút lên vùng rừng núi, tiêp tục kháng chiến.

(trang 8 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy:

- Sưu tầm những tư liệu về các nhân vật lịch sử có công với đát nước (chống Pháp xâm lược, canh tân đất nước...) ở cuối thế kỉ XIX tại địa phương em

Trả lời:

*Cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Thời kỳ đầu

Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870 – 1875), và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (11-1873) Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn, lãnh binh Bắc Ninh. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4/1884), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng (1882 – 1888). Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.

Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo, ông đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10 năm 1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892), trực tiếp đương đầu với các Thiếu tướng Godin, Voyron và Đại tá Frey.

Trong hai năm (1893 – 1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát.

Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị nhiều kẻ phản bội, trong đó có Đề Sặt.

Giảng hòa lần thứ nhất 1894

Thấy chưa thể dập tắt được phong trào, tháng 10 năm 1894, Pháp đã chấp nhận giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến tháng 10 năm 1895), Pháp đã bội ước, giao cho Đại tá Galliéni huy động hàng ngàn quân có đại bác yểm trợ mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế, treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được ông. Không đàn áp được phong trào, Pháp tiếp tục bao vây, truy đuổi, tiêu diệt cả lực lượng của Kỳ Đồng đang khai thác đồn điền ở Yên Thế để nghĩa quân mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, buộc Đề Thám phải chấp nhận cuộc giảng hòa lần thứ hai vào năm 1897.

Giảng hòa lần thứ hai 1897

Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Châu ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội mà trước đây quen gọi là vụ Hà thành đầu độc, làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Một cánh quân thuộc Trung Quốc Cách mạng Đồng minh hội của Tôn Trung Sơn đã được Đề Thám chu cấp trong một thời gian dài.

Lực lượng suy yếu

Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do Đại tá Bataille chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.

Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế. Nghĩa quân bị tổn thất nặng, trong đó có con trai của ông là Cả Trọng bị tử thương. Sau khi thoát khỏi vòng vây, ông chỉ huy lực lượng còn lại phối hợp với các toán nghĩa quân đang có mặt ở Vĩnh - Phúc Yên tiến hành một cuộc vận động chiến, thôn trang chiến nổi tiếng, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại trong tháng 7-1909. Đầu tháng 8-1909, Lê Hoan được tung vào chiến trường. Đề Thám vừa đánh vừa lui về núi Sáng trên dẫy Tam Đảo và đánh thắng một trận quan trọng ở đây. Kể từ khi bà Ba Cẩn và con gái út của ông là Hoàng Thị Thế bị bắt, lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới đầu 1910 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.

Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913.

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học