Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Chiến thắng Việt Bắc (1947) và biên giới (1950)

1. Cùng chia sẻ (trang 41 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

- Các cụm từ: Việt Bắc, Biên giới, sông Lô, Đông Khê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

- Cụm từ: Việt Bắc, sông Lô gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử chiến thắng Việt Bắc năm 1947

- Cụm từ: Đông Khê, đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử chiến thắng biên giới (1950)

2. Tìm hiểu nguyên nhân Pháp tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 và sự chuẩn bị của quân dân ta. (trang 41 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc đoạn hội thoại (trang 41sgk).

c. Kết hợp quan sát các hình (trang 42 sgk), thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Âm mưu của Pháp khi tân công căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 là gì?

- Mô tả hai hình dưới đây và nêu cảm nghĩ của em về khí thế chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta.

Trả lời:

- Âm mưu của Pháp khi tân công căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 là muốn tiêu diệt cơ quan đầu nào kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Mô tả hai hình dưới đây và nêu cảm nghĩ của em về khí thế chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta.

   + Hình 1: Trong không khí khẩn trương, chuẩn bị cho trận đánh lớn, nhân dân Phú Thọ không quản khó nhọc, gian khổ dầm sương dãi nắng, lội nước đê cắm chông chông quân Pháp nhảy dù.

   + Hình 2: Hàng ngũ chỉnh tề, quân lệnh nghiêm minh, các chú bộ đội hăng hái, quyết tâm vào chiến dịch, tiêu diệt quân thù.

⇒ Qua hai hình đó em nhận thấy: Quân dân đoàn kết một lòng, mỗi người một nhiệm vụ tuy khác nhau nhưng chung một mục đích là đập tan âm mưu của giặc, đánh bại hoàn toàn cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc.

3. Tìm hiểu chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947. (trang 42 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình 3, 4 (trang 42, 43 sgk).

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Kể lại một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, kết hợp chỉ trên lược đồ.

- Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục như thế nào?

Trả lời:

Một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947:

- Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.

- Trên đường bộ, quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi ở đèo Bông Lau.

- Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và bị đốt cháy trên dòng sông Lô.

Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục:

- Hàng nghìn quân địch bị đánh bại

- 16 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm xe cơ giới bị phá hủy, nhiều tàu chiến và ca nô bị bắn chìm

⇒ Cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Việt Bắc bị đánh bại hoàn toàn

4. Đánh giá ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc. (trang 43 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc những nhận định về chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 (trang 43 sgk).

b. Thảo luận và nêu ý kiến của em về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Trả lời:

- Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta là:

   + Chiến thắng là đòn quyết định đè bẹp đối phương, kết thúc chiến tranh, làm phá sản kế hoạch dựng lại nền thống trị ở nước ta của thực dân Pháp, buộc Pháp đánh lâu dài với ta.

   + Chiến thắng đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp, tạo điều kiện cho ta có thời gian để sắp xếp và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lâu dài.

5. Tìm hiểu bối cảnh chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. (trang 43 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại kết hợp quan sát Lược dồ chiên dịch Biên giới thu - đông năm 1950 (trang 43, 44 sgk).

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

Trả lời:

Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 vì:

- Phía ta: sau chiến thắng Việt Bắc, quân ta ngày càng lớn mạnh, giành được nhiều thắng lợi trong các chiện dịch quân sự và nhận được sự ủng hộ của của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

- Phía Pháp: tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới Việt - Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

⇒ Ta quyết định mở chiến dịch biên giới để củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

6. Tìm hiểu về chiến thắng Biên giới thu - dông năm 1950 (trang 44 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin dưới đây và trình bày trên lược đồ về một trận đánh trong chiến dịch Biên giới (trang 44, 45 sgk)

b. Kết hợp quan sát hình 6 và 7 (trang 45 sgk), thực hiện các yêu cầu sau:

- Nêu suy nghĩ của em về sự kiện Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới.

- Theo em, hành động của anh La Văn cầu thế hiện điều gì?

- Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha ông đã chiến đấu quên mình đế’ bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc?

c. Kết hợp quan sát các hình 8, 9, 10 (trang 46 sgk), tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

Trả lời:

- Sự kiện Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới nhằm kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ.

   + Với hình ảnh giản dị, gần gũi, Bác Hồ như tiếp thêm năng lượng và nhiệt huyết cho bộ đội.

   + Tất cả cùng kiên quyết chống giặc ngoại xâm đem lại thắng lợi vẻ vang cho đất nước.

- Theo em, hành động của La Văn Cầu thể hiện sự dũng cảm, kiêu hùng, quyết tâm tiêu diệt giặc dù phải hi sinh. Đó quả là một người chiến sĩ yêu nước.

- Để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha ông đã chiến đấu quên mình đế’ bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, em đã và đang:

   + Cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để trở thành những người công dân có ích cho đất nước

   + Luôn biết ơn công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã hi sinh vì nền độc lập

- Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950:

   + Quân ta phá được âm mưu bao vây của địch.

   + Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt - Trung.

   + Từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.

1. Đọc các câu sau và ghi vào vở theo trình tự thích hợp về thời gian diễn ra sự kiện. (trang 47 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới kết thúc.

b. Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân cùng máy bay, chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc.

c. Quân ta nổ súng tân công cụm cứ điếm Đông Khê.

d. Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và đốt cháy trên dòng sông Lô, một gọng kìm của quân địch bị bẻ gãy.

Trả lời:

Sắp xếp thứ tự theo thời gian diễn ra sự kiện là:

b. Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân cùng máy bay, chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc.

d. Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và đốt cháy trên dòng sông Lô, một gọng kìm của quân địch bị bẻ gãy.

c. Quân ta nổ súng tân công cụm cứ điếm Đông Khê.

a. Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới kết thúc.

2. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập. (trang 47 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu học tập cho cả nhóm. b. Thảo luận và điền các thông tin đúng vào phiếu học tập
Nội dung/ Chiến dịch Việt Bắc Biên giới
Thời gian diễn ra
Chủ trương của ta
Các thắng lợi tiêu biểu
Kết quả, ý nghĩa
Nêu điểm khác biệt chủ yếu nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 với chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950: ………………………………..

Trả lời:

Nội dung/ Chiến dịch Việt Bắc Biên giới
Thời gian diễn ra Thu - đông 1947 Thu - đông 1950
Chủ trương của ta Bảo vệ cơ quan đầu não ở căn cứ địa Việt Bắc Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế
Các thắng lợi tiêu biểu Phục kích quân nhảy dù của Pháp tại Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, thắng trận ở đèo Bông Lau.
Tàu chiến và ca nô của Pháp bị đốt cháy trên sông Lô tại Đoan Hùng.
Đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, cô lập quân Pháp ở Cao Bằng, chặn đánh địch trên đường số 4.
Kết quả, ý nghĩa Kết quả: Tiêu diệt mấy nghỉn quân địch, 16 máy bay bắn rơi, xe cơ giới, tàu chiến, ca nô bị bắn chìm.
Ý nghĩa: Đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp
Phá được âm mun bao vây của địch. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố’, mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt - Trung. Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.
Nêu điểm khác biệt chủ yếu nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 với chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950 là chủ trương của ta
- Chiến dịch Việt Bắc bảo vệ cơ quan đầu não, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
- Chiến dịch Biên giới phá tan âm mưu bao vây của địch, củng cô và mở rộng căn cứ địa, nắm quyền chủ động trên chiến trường.

3. Chơi trò chơi “Tiếp sức”. (trang 47 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Tổ chức hai đội chơi, mỗi đội gồm 7 thành viên.

c. Khi giáo viên hô “Bắt đầu!”, lần lượt từng em của hai đội lên bảng đánh mũi tên nối tên một nhân vật, một địa điểm, hoặc một mốc thời gian sao cho phù hợp với một vòng tròn (trang 48 sgk).

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Chiến thắng Việt Bắc (1947) và biên giới (1950) | Hay nhất Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Chiến thắng Việt Bắc (1947) và biên giới (1950) | Hay nhất Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 VNEN

1. Khám phá lịch sử. (trang 48 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Hãy chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: chiến thắng Đoan Hùng trong chiến dịch Việt Bắc / chiến thắng Đông Khê trong chiến dịch Biên giới / Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới / anh hùng La Văn Cầu/...)

b. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề mà em đã chọn (thông qua sách báo, internet, lời để của người lớn tuổi, ...) và tạo ra một sản phẩm (bài viết, tranh ảnh sưu tầm) về chủ đề đó.

Trả lời:

Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới

Bác Hồ ra mặt trận chỉ đạo, theo dõi, động viên quân và dân ta giành thắng lợi trong Chiến dịch Biên Giới. Mặc dù bận trăm công nghìn việc của một Chủ tịch nước, nhưng do tính chất tối quan trọng của Chiến dịch Biên Giới, đầu tháng 9, Bác Hồ đã lên đường ra mặt trận để trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và động viên các lực lượng tham gia Chiến dịch. Việc Người ra mặt trận làm cho mọi người càng thấm sâu ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch sắp mở; là lời động viên mạnh mẽ nhất, xúc động nhất lan truyền trong sâu thẳm toàn thể đội ngũ dân công, bộ đội tham gia Chiến dịch. Từ Lam Sơn, Người làm việc với Tỉnh ủy Cao Bằng, sang Quảng Uyên làm việc với Bộ chỉ huy Chiến dịch.

Tại đây, ngày 10-9 Bác phê chuẩn quyết tâm tác chiến của Bộ chỉ huy Chiến dịch. Sau đó, Bác dự Hội nghị cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn và đại đoàn do Bộ chỉ huy Chiến dịch triệu tập để nghe phổ biến kế hoạch tác chiến, Người nói: “Bộ chỉ huy chiến dịch nói là các chú họp lần cuối cùng để chuẩn bị trận đánh. Đây chưa phải là lần cuối cùng! Chưa đánh thắng thì chưa được coi là đã chuẩn bị xong... ”3. Đồng thời, Bác mong và yêu cầu cán bộ các cấp tuyệt đối không được chủ quan, khinh địch mà phải quán triệt và làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, nhất là liên tục củng cố quyết tâm chiến đấu cho bộ đội trong suốt quá trình Chiến dịch. Với tác phong theo sát bước chân chiến sĩ, ngày 13-9, Bác rời Sở chỉ huy Chiến dịch đến mặt trận Đông Khê, trực tiếp theo dõi diễn biến và chỉ đạo trận mở màn Chiến dịch tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê tại đài quan sát Chiến dịch (ở đỉnh Ngườm Cuông, núi Báo Đông). Khi trận đánh gặp khó khăn, Người đã đồng ý với đề nghị của Bộ chỉ huy Chiến dịch cho các đơn vị tạm lui ra ngoài rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại đội hình, củng cố thêm quyết tâm và chỉ thị: dù khó khăn đến đâu cũng kiên quyết khắc phục đánh cho kỳ thắng trận đầu.

Ngay sau chiến thắng Đông Khê, Bác Hồ và Bộ chỉ huy Chiến dịch nhận định: có thể địch sẽ chiếm lại Đông Khê để đón quân ở Cao Bằng rút lui. Do vậy, ý đồ tác chiến của ta là “nhử thú dữ vào tròng” để “khép vòng lưới thép” tiêu diệt chúng. Đúng như dự kiến của ta, Bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương quyết định rút lực lượng đồn trú ở thị xã Cao Bằng do Sác-tông chỉ huy về Đông Khê theo Đường số 4; đồng thời, sử dụng binh đoàn cơ động do Lơ Pa-giơ chỉ huy từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê làm bàn đạp đón cánh quân từ Cao Bằng về. Cuộc chiến đấu vây đánh binh đoàn Lơ Pa-giơ diễn ra quyết liệt từ ngày 2-10 ở các khu vực Khâu Áng, Khâu Luông, Nà Mục, Xuân Hoà..., phía Tây Nam Đông Khê. Trong thư gửi các chiến sĩ ngày 6-10, Bác Hồ nhấn mạnh: “Hiện nay tình hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch cho kỳ hết để giành lấy toàn thắng. Bác theo dõi cuộc chiến đấu anh dũng của các chú từng giờ”4. Như được tiếp thêm sức mạnh, bộ đội ta nhất tề xông lên tiêu diệt địch. Đến chiều ngày 8-10, Lơ Pa-giơ cùng Ban tham mưu và tàn quân địch bị bắt gọn. Khi binh đoàn Lơ Pa-giơ bị tiêu diệt về căn bản, có cán bộ thương bộ đội quá mệt, đề nghị xin nghỉ một ngày để lấy lại sức rồi sẽ đánh tiếp binh đoàn Sác-tông. Để không lỡ thời cơ diệt địch, Bác Hồ liền viết thư cho cán bộ, chiến sĩ trong chiến dịch: “Từ ngày kháng chiến đến nay, trận này là trận đầu tiên bộ đội ta đánh vận động liên tiếp luôn mấy ngày. Đó là một cuộc thử thách lớn. Các chú không quản mệt nhọc, đói rét, chỉ ra sức thi đua giết địch... Các chú đã hoàn thành bảy phần mười cuộc thử thách một cách dũng cảm. Các chú cố gắng mà tiêu diệt nốt binh đoàn Sác-tông nhé. Bác và Tổng Tư lệnh đã ra lệnh khao các chú một bữa thịt”5. Nhận được thư Bác, quân ta vô cùng phấn khởi, quên hết mệt nhọc, nô nức tiến công địch ở các khu vực Bản Bẹ, Bản Ca, điểm cao 477... Đến 17 giờ ngày 7-10, phần lớn binh đoàn Sác-tông bị tiêu diệt và bắt làm tù binh, trong đó có Sác-tông cùng Ban tham mưu và tên Tỉnh trưởng Cao Bằng. Tác động dây chuyền sau khi hai binh đoàn Lơ Pa-giơ và Sác-tông bị tiêu diệt đã lan nhanh, sâu rộng hơn dự kiến. Địch ở Thất Khê hoang mang, dao động tột độ và tháo chạy; chớp thời cơ, bộ đội ta truy kích và giải phóng Na Sầm. Hoảng sợ trước thất bại nặng nề, mấy ngày sau địch tự động rút bỏ Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, An Châu và Đình Lập (Lạng Sơn).

Như vậy, sau 29 ngày đêm chiến đấu liên tục (từ ngày 16-9 đến ngày 14-10), chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi. Ta đã đánh và tiêu diệt gần 10 tiểu đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 8.296 tên, bắt được toàn bộ ban chỉ huy hai binh đoàn Lơ Pa-giơ, Sác-tông và đồn Đông Khê; thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch; giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập.

Nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Biên Giới, nhớ lại hình ảnh Bác Hồ ra trận, chúng ta càng thấy, Người là nhà tư tưởng quân sự vĩ đại, lãnh tụ tối cao, nhưng tác phong rất sâu sát, tỉ mỷ, gần gũi với bộ đội, với nhân dân. Phẩm chất cao quý đó là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, nhân dân và quân đội ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Để tôn vinh chiến thắng của Chiến dịch Biên Giới, lưu lại trong lịch sử của dân tộc một sự kiện, một hình ảnh đặc biệt là Bác Hồ ra trận, Quân khu 2 và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã khảo sát thiết kế, tôn tạo di tích Đài quan sát của Bộ chỉ huy Chiến dịch trên đỉnh Ngườm Cuông và xây dựng khu nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến thắng Biên Giới tại bản Nà Lạn (xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Công trình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Hiện nay, di tích này đã đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân địa phương và du khách trong và ngoài nước. Để di tích lịch sử này phát huy hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ sau, rất mong Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp tiếp tục đóng góp trí tuệ, công sức, kinh phí để tu bổ, hoàn thiện hệ thống công trình, nhất là nâng cấp đường giao thông vào khu di tích, bổ sung hiện vật cho nhà tưởng niệm..., tương xứng với tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới và của một biểu tượng cao quý.

2. Liên hệ thực tế (dành cho các địa phương nơi diễn ra chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới).(trang 48 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Nếu có điều kiện, em hãy đi thăm một trong các di tích lịch sử về chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới.

b. Ghi chép lại những điều em thấy hay và bổ ích.

Trả lời:

Tham quan di tích lịch sử chiến dịch Biên giới ở Cao Bằng

Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả "Uống nước nhớ nguồn " đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Khu di tích gồm 2 phần: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông.

Nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông.

Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông (được mô phỏng theo bức ảnh của Nghệ sỹ Vũ Năng An chụp) làm bằng vật liệu compozit giả đồng, cao 2,8m, năng 418 kg, cột bê tông cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ đá ốp gạch lát hoa. Để đến Đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông đi qua 846 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Trên đường lên Đài quan sát, du khách được chiêm ngưỡng bia ghi dấu nơi ở và làm việc của Ban Quân báo, vị trí Sở chỉ huy Chiến dịch, vị trí Tổng đài thông tin chiến dịch...

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học