Khoa học xã hội 7 Bài 31: Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
( Trang 76 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Trong suốt hơn 2 thế kỉ (XVI-XVIII), đất nước ta ở trong tình trạng chia cắt mà lịch sử gọi là Nam triều, Bắc triều rồi Đàng Trong- Đang ngoài. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chia cắt lâu dài đó; tình trạng đó gây ra những hậu quả gì đối với đất nước và vì sao trong hoàn cảnh như vậy, ông cha ta vẫn sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần? các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu.
1. Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh Nguyễn
( Trang 76 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin sau, kết hợp quan sát hình hãy:
- Trình bày nguyên nhân và hậu quả của các cuộc chiến tranh Nam Triều, Trình-Nguyễn
- Nêu ý kiến của em về tính chất của các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều, Trịnh Nguyễn
Trả lời:
- Nguyên nhân hình thành cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:
+ Lợi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)
+ Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.
+ Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một số người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” Nam triều.
- Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:
+ Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranh
+ Hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.
+ Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.
- Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
+ Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”.
+ Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa
+ Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ
- Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
+ Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta.
+ Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
=> Ý kiến của em về tính chất của các cuộc chiến tranh nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn: là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa. Em ko đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ....
2. Tìm hiểu tình hình kinh tế thế kỉ XVI-XVIII
2.1.Về nông nghiệp
( Trang 78 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, hãy:
- Cho biết các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ xác lập chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa như thế nào
- Nêu những nét nổi bật về tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI-XVIII
- giải thích vì sao trong nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị ngưng trện thì ở đàng Trong lại có phần phát triển
Trả lời:
* Các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ xác lập chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa bằng cách
- đẩy mạnh khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ.
- Chính quyền tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ, lương ăn, lập thành làng, ấp
- tổ chức các hải đội xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
* Những nét nổi bật về tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI-XVIII:
- Đàng ngoài :
+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ được mùa
+ Khi chiến tranh diễn ra:nông nghiệp bị phá hoại ,mất mùa, đói kém,sa sút nghiêm trọng dân phiêu bạt đói khổ
- Đàng trong:
+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt ,hình thành tầng lớp địa chủ mới .
+ Đầu thế kỷ XVIII nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như đàng ngoài
* Nguyên nhân trong nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị ngưng trện thì ở đàng Trong lại có phần phát triển:
- Đàng trong:
+ Các chúa nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng.
+ Năm 1698 lập phủ gia định có thêm nhiều làng
+ Đều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
- Trong khi đó đàng ngoài:
+ Chính quyền trịnh ko quan tâm
+ Do chiến tranh kéo dài nông nghiệp bị phá hoại
2.2. Về thủ công nghiệp và thương nghiệp
( Trang 78 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy:
+ Cho biết về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế kỉ XVI-XVIII
+ Giải thích sự xuất hiện của một số đô thị và thương nhân nhiều nước đến nước ta buôn bán chứng tỏ điều gì?
Trả lời:
* Thủ công nghiệp:
- Phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm có giá trị.
* Thương nghiệp:
- Thế kỉ XVII, buôn bán phát triển, xuất hiện nhiều chợ, phố xã, các đô thị.
- Thương nhân nước ngoài vào buôn bán tấp nập
- Hạn chế ngoại thương -> đô thị suy tàn.
Vào thế kỉ XVII, sự phát triển của công thương nghiệp đã giúp cho quá trình buôn bán trở nên tấp nập hơn.
Từ đó hình thành nên nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì (Thăng Long) ngày càng phồn vinh thu hút nhiều thương nhân nhiều nước đến giao lưu, buôn bán.
3, Tìm hiểu về những thành tựu văn hóa
( Trang 79 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, hãy:
- Kể tên các tôn giáo ở nước ta và cho biết tình hình tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII
- Cho biết chữ quốc ngữ ra đời như thế nào?
Trả lời:
- Các tôn giáo ở nước ta và tình hình tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVII: Vào thế kỉ XVI-XVII, nước ta có 3 tôn giáo chính, đó là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Nhưng sang thế kỉ XVIII thì nước ta có thêm tôn giáo thứ 4 là Thiên chúa giáo.
- Tình hình tôn giáo nước ta ở thế kỉ XVI-XVII:
+ Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập và thi cử.
+ Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
+ Năm 1533 xuất hiện đạo Thiên chúa, nhưng bị chúa Trịnh- Nguyễn ngăn cấm.
+ Nhân dân vẫn giữ văn hóa truyền thống qua các lễ hội.
- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:
+ Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
+ Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
3.2 Về văn học, nghệ thuật dân gian
( Trang 80 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 5, hãy:
- Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII
- Nêu nhận xét của em về văn học, nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII
Trả lời:
* Văn học:
- Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).
- Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…
* Nghệ thuật dân gian:
- Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
- Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….
=> Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.
* Nhận xét:
- Các tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân, khí phách anh dũng bất khuất, niềm tự hào dân tộc
- Nghệ thật dân gian phát triên mạnh chứng tỏ nhân dân lao động có ý chí mạnh mẽ với sức sống mạnh tinh thần không chịu khuất phục trước Nho giáo
4. Tìm hiểu về khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
( Trang 80 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ, hãy:
- Nêu những nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đang Ngoài thế kỉ XVIII
- Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiêu biểu trong thế kỉ XVIII và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó trên lược đồ
- Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Trả lời:
* Nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài thế kỷ XVIII:
- Giữa thế kỉ XVIII, vua Lê - chúa Trịnh ăn chơi xa xỉ, quanh năm hội hè yến tiệc.
- Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiêu biểu trong thế kỉ XVIII và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó trên lược đồ:
Thời gian | Lãnh đạo | Địa bàn hoạt động |
1738 – 1770 | Lê Duy Mật | Thanh Hóa, Nghệ An |
1741 – 1751 | Nguyễn Hữu Cầu | Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa |
1739 - 1769 | Hoàng Công Chất | Sơn Nam, Tây Bắc |
* Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
- Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phonq kiến (chính quyền Lê — Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào
1. ( Trang 82 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII
Trả lời:
* Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Đàng Ngoài:
• Kinh tế nông nghiệp giảm sút:
• Ruộng đất bỏ hoang
• Thiên tai xảy ra
• Đời sống nông dân đói khổ
+ Đàng Trong:
• Kinh tế nông nghiệp phát triển rõ rệt:
• Tổ chức khai hoang
• Điều kiện tự nhiên thuận lợi
• Đời sống nhân dân ổn định hơn.
• Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công: phát triển đa dạng, xuất hiện thêm nhiều làng nghề nghề thủ công.
+ Thương nghiệp: được mở rộng, đô thị xuất hiện.
+ Các thương nhân nước ngoài thường xuyên trao đổi với nước ta.
+ Nhưng đến thế kỉ XVIII, các đô thị suy tàn dần.
- Tình hình văn hóa:
+ Tôn giáo: Nho giáo được đề cao. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta.
+ Chữ Quốc Ngữ ra đời.
+ Chữ Hán chiếm ưu thế, chữ Nôm phát triển mạnh.
+ Văn học dân gian phát triển phong phú.
+ Nghệ thuật dân gian và nghệ thuật sân khấu phát triển đa dạng
2. ( Trang 82 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Lập bảng (theo yêu cầu sau vào vở) về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn |
---|---|---|
Trả lời:
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn |
---|---|---|
Nguyễn Dương Hưng | 1737 | Sơn Tây |
Lê Duy Mật | 1738 – 1770 | Thanh Hóa, Nghệ An |
Nguyễn Danh Phương | 1740 – 1751 | Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang |
Nguyễn Hữu Cầu | 1741 – 1751 | Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa |
Hoàng Công Chất | 1739 – 1769 | Sơn Nam, Tây Bắc |
1. ( Trang 82 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Em biết những đường phố trường học nào mang tên các nhân vật: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Anh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất? Giải thích vì sao được đặt tên đó
Trả lời:
- Ở Việt Nam hiện nay, có những đường phố, trường học mang tên các nhân vật như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương,..........Cụ thể như:
+ Đường Nguyễn Hữu Cầu (Đà Nẵng), Đào Duy Từ(Hà Nội), Nguyễn Hữu Cầu( Hải Dương), Hoàng Công Chất( Hà Nội), đường Nguyễn Danh Phương (Vĩnh Phúc)
+ Trường: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Đó là cách để toàn dân ta, đồng bào ta tỏ lòng thành kính, biết ơn tới những vị anh hùng, danh nhân văn hóa những người tài giỏi đã có công xây dựng nước, góp phần làm cho đất nước thêm giàu đẹp, văn minh.
- Nhân dân ta đang thực hiện chủ chương "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"!.
2. ( Trang 82 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.
Trả lời:
Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút.
Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ "thiết đoản mộc tràng", nghĩa là "sắt ngắn gỗ dài". Ông hỏi học trò:
Anh đoán người đó vào đây để làm gì?
Anh học trò trả lời:
- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:
- Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa.
Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:
- Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm.
Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình.
1. ( Trang 83 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Tìm hiểu về sự ra đời của chữ Quốc ngữ
Trả lời:
* Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:
- Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
2. ( Trang 83 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Tìm hiểu thêm về các thành tựu văn hóa tiêu biểu ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII
Trả lời:
Tình hình văn hóa | Tôn giáo | Từ thế kỉ XVI, xuất hiện thêm đạo Thiên Chúa giáo |
Chữ viết | Thế kỉ XVII chữ quốc ngữ ra đời. | |
Văn học và nghệ thuật | Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại. Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,... |
3. . ( Trang 83 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng đả kịch chế độ quan lại phong kiến đề cao tinh thần nhân đạo, lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động
Trả lời:
* Truyện cười Trạng Quỳnh
Từ bận ấy, chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mười hôm, chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết, Quỳnh biết chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến, chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:
– Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
– Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, người không được từ.
Quỳnh biết chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì chúa hỏi:
– Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
– Bao giờ chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết?
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh chúa phát tang thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được chúa mới nghe.
Người đời sau có thơ rằng:
"Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn".
Biết lần này không thể thoái được, Quỳnh lừa Chúa Trịnh lần cuối để có thể đến lúc chết vẫn giúp dân chúng thoát khỏi Chúa Trịnh ngu dốt chỉ biết hưởng thụ, đày đọa dân chúng.
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Bài 30: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1627)
- Bài 32: Phong trào Tây Sơn
- Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
- Phiếu ôn tập số 8
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều