Khoa học xã hội 7 Bài 3: Môi trường đới nóng

(trang 13 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát lược đồ hình 1 và hiểu biết của bản thân, hãy:

- Kể tên các môi trường trên Trái Đất.

- Nêu những hiểu biết của em về môi trường đới nóng.

Trả lời:

- Các môi trường trên Trái Đất là:

    + Môi trời đới nóng

    + Môi trường đới ôn hòa

    + Môi trường đới lạnh

    + Môi trường hoang mạc

    + Môi trường vùng núi

- Đặc điểm của môi trường đới nóng:

    + Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

    + Nhiệt độ cao quanh năm

    + Có gió Tín phong.

    + Động thực vật phong phú, đa dạng

    + Dân cư tập trung đông đúc.

1. Xác định vị trí địa lí và tìm hiểu đặc điểm của môi trường đới nóng

(trang 14 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 1, đọc thông tin, hãy:

- Xác định vị trí địa lí của môi trường đới nóng.

- Nêu những đặc điểm nổi bật của môi trường đới nóng (nhiệt độ, lượng mưa, động - thực vật,...).

- Kể tên các kiểu môi trường trong đới nóng.

Trả lời:

*Vị trí địa lí của môi trường đới nóng:

Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.

*Những đặc điểm nổi bật của môi trường đới nóng:

    + Nhiệt độ cao quanh năm

    + Có gió Tín phong.

    + Động thực vật phong phú, đa dạng

    + Dân cư tập trung đông đúc.

*Các kiểu môi trường trong đới nóng:

- Môi trường xích đạo ẩm.

- Môi trường nhiệt đới.

- Môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Môi trường hoang mạc.

2. Tìm hiểu về các kiểu môi trường ở đới nóng

(trang 14 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 1, 2, 3, 4, đọc thông tin và hoàn thành nội dung bảng sau:

Đặc điểm Môi trường xích đạo ẩm Môi trường nhiệt đới Môi trường nhiệt đới gió mùa
Giới hạn, phạm vi 5° B đến 5° N Vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai nửa cầu. Nam Á và Đông Nam Á.
Nhiệt độ >25°C >20°C >20°C
Lượng mưa 1500mm- 2500mm,
Mưa quanh năm
500mm-1500mm, mưa theo mùa >1000mm
Thực vật Có nhiều loại cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống. Thảm thực vật thay đổi dần về hai phía chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới và cuối cùng là những vùng có thưa thớt với cây bụi gai. Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm: nơi có nhiều mưa có rừng nhiều tầng, nới có ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới, ở vùng cửa sông, ven biển có rừng ngập mặn.

(trang 16 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 1. Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm: Xin-ga-po, Mum-bai, Gia-mê-na, kết hợp với quan sát hình 1, hãy cho biết:

- Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của từng trạm khí tượng.

- Mỗi trạm khí tượng tương ứng với kiểu môi trường nào ở đới nóng.

Trả lời:

Xin-ga-po Mum-bai (Ấn Độ) Gia-mê-na (Sát)
Nhiệt độ - Tháng cao nhất: tháng 4 (khoảng 27 độ C).
- Tháng thấp nhất: tháng 1, 7, 12 (khoảng 25 độ C).
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 2 độ C.
- Tháng cao nhất: tháng 4 (khoảng 28 độ C).
- Tháng thấp nhất: tháng 2 (khoảng 23 độ C).
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 5 độ C.
- Tháng cao nhất: tháng 4 (khoảng 30 độ C).
- Tháng thấp nhất: tháng 12 (khoảng 22 độ C).
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8 độ C.
Lượng mưa - Mưa quanh năm.
- Tháng mưa nhiều nhất: tháng 11, 12 (khoảng 250 mm).
- Tháng mưa ít nhất: tháng 5, 7, 9 (khoảng 175 mm).
- Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 9.
- Mùa khô: từ tháng 10 đến tháng 5.
- Tháng mưa nhiều nhất: tháng 7 (khoảng 675 mm).
- Tháng mưa ít nhất: tháng 12 (không mưa).
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 9.
- Mùa khô: từ tháng 10 đến tháng 4.
- Tháng mưa nhiều nhất: tháng 8 (khoảng 250 mm).
- Tháng mưa ít nhất: tháng 1, 2, 3, 11, 12 (không mưa).
Kiểu môi trường Môi trường xích đạo ẩm Môi trường nhiệt đới gió mùa Môi trường nhiệt đới

(trang 16 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 2. Phân tích lát cắt hình 6 - rừng rậm xanh quanh năm, hãy cho biết rừng rậm xanh quanh năm gồm những tầng nào. Vì sao rừng ở đây có nhiều tầng?

Trả lời:

- Rừng rậm xanh quanh năm gồm 5 tầng:

    + Tầng cây bụi

    + Tầng cỏ quyết

    + Tầng cây gỗ cao trung bình

    + Tầng cây gỗ cao

    + Tầng cây vượt tán

- Rừng có nhiều tầng là do ở đây có nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa lớn quanh năm tạo điều kiện cho rừng cây phát triển rậm rạp.

(trang 17 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Sưu tầm các thông tin, hình ảnh về khí hậu, rừng ở Việt Nam để viết một báo cáo ngắn chứng minh rằng : Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến có hoạt động của các hoàn lưu gió mùa, bao gồm các loại gió chính là: Gió mùa mùa đông ( gió mùa đông bắc từ cao áp xibia thổi về có 2 loại Kí hiệu là NPC là NPC lục địa thổi qua vùng lục địa, có đặc tính khô, lạnh hoạt động vào nửa đầu mùa đông và NPC biển, loại gió này thổi biển do sự dịch chuyển của cao áp Xibia sang phía đông mang đặc tính lạnh ẩm, sau đó mới đi vào đất liền, gây nên hiện tượng mưa phùn vào nửa cuối mùa đông. Đây không phải là nguyên nhân chính yếu làm nên khí hậu Việt Nam như một số bạn trả lời, vì nó chỉ ảnh hưởng ở Miền Bắc Việt Nam đến đèo Hải Vân thôi ), Gió mùa mùa hạ gồm gió mùa tây nam, bắt nguồn từ cao áp Ấn Độ Dương qua vịnh BenGan, đến Việt Nam gặp dãy núi trường Sơn gây ra hiện tượng gió Lào đặc trưng (Ấn Độ), Gió mùa đông nam bắt nguồn từ cao áp Thái Bình Dương ở vùng xích đạo nó mang tinh chất ẩm nên gây mưa lớn. Ngoài ra còn có một hoàn lưu hoạt động quanh năm là gió Tín phong (còn gọi là gió mậu dịch), sự hoạt động mạnh yếu của nó tuỳ vào vào thời điểm các hoàn lưu gió mùa trên có thịnh hành hay không.

- Nguyên nhân thứ 2 là do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (15), lại có chiều ngang lãnh thổ hẹp và giáp với vùng biển rộng lớn, nên khí hậu được điều hoà của biển.

- Nguyên nhân nữa là do địa hình, lảnh thổ với 3/4 là đồi núi nó tạo nên một sự phân hoá khí hậu theo quy luật địa đới (Theo vĩ độ) và quy luật Phi địa đới (theo đai cao). Nhiều dãy núi tạo nên những ranh giới khí hậu điển hình như Đèo Ngang, Dãy Bạch mã (đèo Hải Vân), dãy Trường Sơn (tạo nên gió Lào) đó là nguyên nhân giải thích cho vì sao nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Khoa học xã hội 7 Bài 3: Môi trường đới nóng | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN Khoa học xã hội 7 Bài 3: Môi trường đới nóng | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN Khoa học xã hội 7 Bài 3: Môi trường đới nóng | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học