Khoa học 5 Bài 32: Sinh sản và nuôi dạy con của chim và thú
1. Tìm hiểu sự phát triển của phôi thai gà trong quả trứng
a. Quan sát và đọc thông tin hình 1
b. Chỉ và nói tên các bộ phận của con gà trong hình trên
Trả lời:
2. Quan sát và thảo luận
Thảo luận:
- Những con chim non, gà non mới nở có đặc điểm gì giông và khác với bố mẹ của chúng?
- Chim non, gà non mới nở đã tự kiếm mồi được chưa? Vì sao?
- Trong tự nhiên, chim có khả năng gì đặc biệt khác với những con vật mà em đã được học? Quan sát hình 2c, 2d để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
- Những con chim non, gà non mới nở có đầy đủ các bộ phận giống bố mẹ. Chúng chưa có nhiều lông như bố mẹ.
- Chim non, gà non mới nở chưa tự kiếm mồi được; vì lông chưa đủ dài để bay đi tìm thức ăn, chân chưa đủ cứng để di chuyển.
- Trong tự nhiên, so với những con vật khác mà em biết, chim có khả năng đặc biệt là bay được trên không trung với khoảng cách dài.
3. Tìm hiểu sự sinh sản của thú
a. Quan sát hình 3
b. Chỉ và nói tên một số bộ phận của thú ở giai đoạn bào thai trong hình 3a.
c. Trao đổi:
- Bào thai thú được nuôi dưỡng và phát triển ở đâu?
- Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi bằng gì?
Trả lời:
b. Tên một số bộ phận của thú ở giai đoạn bào thai trong hình 3a là: đầu, mắt, tai, chân, đuôi.
c. Bào thai thú được nuôi dưỡng và phát triển trong cơ thể thú mẹ.
Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi bằng sữa.
4. So sánh sự sinh sản và nuôi con của chim và thú
a. Nêu điểm giống nhau về sự sinh sản và nuôi con của chim và thú.
b. Điền từ ngữ cho sẵn sau đây vào bảng 1 cho phù hợp: Đẻ trứng, đẻ con, hợp tử phát triển ngoài cơ thể mẹ, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, nuôi con bằng sữa, nuôi con bằng cách đi kiếm mồi về cho con ăn.
Trả lời:
Chim | Thú |
---|---|
- Đẻ trứng - Hợp tử phát triển ngoài cơ thể mẹ - Nuôi con bằng cách đi kiếm mồi về cho con ăn |
- Đẻ con - Hợp tử phát triển trong bụng mẹ - Nuôi con bằng sữa |
5. Đọc, tự kiểm tra và hoàn thiện
a) Đọc thông tin:
Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hoặc theo đôi. Chim mái đẻ trứng và ấp trứng. Sau một thời gian, trứng nở thành chim non. Chim non được bố mẹ nuôi cho đến khi có thể tự kiếm ăn.
Ở các loài thú, trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể thú mẹ cho đến khi ra đời. Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú trưởng thành và được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự đi kiếm ăn.
b) Tự kiểm tra và hoàn thiện lại kết quả của em ở bảng trên.
1. Liên hệ thực tế
Điền tên các loài thú vào bảng sau cho phù hợp:
Số con trong một lứa | Tên loài thú |
---|---|
Thông thường chỉ một con | Bò, ........................... |
Chó, ......................... |
Trả lời:
Số con trong một lứa | Tên loài thú |
---|---|
Thông thường chỉ một con | Bò, trâu, voi, ngựa, khỉ, hươu, nai... |
Chó, mèo, dê, lợn, hổ, sư tử.... |
2. Tìm hiểu vể sự nuôi và dạy con của hổ, hươu
Bước 1. Tìm hiểu thông tin trong thư viện.
a. Sự nuôi và dạy con của hổ
- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu tiên sau khi sinh?
- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
b. Sự nuôi và dạy con của hươu
- Hươu ăn gì để sống?
- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
- Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
- Vì sao khi mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy?
Trả lời:
a. Sự nuôi và dạy con của hổ:
- Hổ sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
- Hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh vì hổ con rất yếu ớt.
- Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi. Hổ con có thể sống độc lập khi được một tuổi rưỡi đến hai tuổi.
b. Sự nuôi và dạy con của hươu:
- Hươu ăn cỏ, lá cây để sống.
- Hươu đẻ mỗi lứa một con.
- Hươu con mới sinh ra đã biết đi và biết bú mẹ.
- Hươu con khoảng 20 ngày tuổi đã được hươu mẹ dạy cho tập chạy; vì chạy là cách tự vệ tốt nhất để trốn tránh kẻ thù đuổi bắt để ăn thịt.
Nếu nhà em có vật nuôi, hãy tham gia chăm sóc chúng!
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác:
- Phiếu kiểm tra 3: Chúng em đã học được những gì từ chủ đề thực vật và động vật?
- Bài 33: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bài 34: Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với đời sống của con người?
- Bài 35: Con người tác động đến môi trường tự nhiên như thế nào?
- Bài 36: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều