Khoa học lớp 5 Bài 23 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

Trọn bộ lời giải Khoa học lớp 5 Bài 23 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập Khoa học lớp 5 Bài 23.

Giải Khoa học lớp 5 Bài 23 Kết nối tri thức

Giải Khoa học lớp 5 Bài 23 Chân trời sáng tạo




Lưu trữ: Giải Khoa học lớp 5 Bài 23 (sách cũ)

1. Mặt trời cần cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Trả lời:

Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây cối quang hợp để phát triển và xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh.

2. Đọc, trả lời và chia sẻ

a. Đọc thông tin:

Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh.

Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để duy trì sự sống của mình và sự sống trên Trái Đất. Cây xanh là nguồn thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật. Ngoài ra, cây còn cung cấp củi đun, nguyên liệu để sản xuất cồn làm nhiên liệu, … Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành từ xác chết động, thực vật. Vì vậy, chúng cũng được hình thành do năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão, … trên Trái Đất

Khoa học lớp 5 Bài 23 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

b. Vì sao nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất?

Trả lời:

Sự sống trên Trái Đất vì sự sống của Trái đất chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thực vật (thực vật là thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật). Động vật lại thức ăn chủ yếu của con người. Mà cây cối cần phát triển đòi hỏi phải có ánh sáng của mặt trời để tiến hành quá trình quang hợp. Vì vậy, mặt trời là năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất. Có thực vật sẽ có động vật, có động vật con người mới tồn tại được.

3. Tìm hiểu về việc sử dụng năng lượng mặt trời

- Trong mỗi hình sau đây, con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì?

Khoa học lớp 5 Bài 23 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc:

- Hình 3: Phơi khô thóc

- Hình 4: Cho nước biển vào ruộng muối, cho nước bay hơi tạo thành muối

- Hình 5: Hấp thụ ánh nắng mặt trời để tạo ra năng lượng pin mặt trời để tạo nên dòng điện

- Hình 6: Hấp thu nhiệt của mặt trời làm nóng nước.

4. Tìm hiểu việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy

Quan sát các hình sau, thảo luận để trả lời câu hỏi:

Khoa học lớp 5 Bài 23 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

- Con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong những việc gì?

- Kể tên một số nhà máy thủy điện, một số nơi có lắp đặt các máy phát điện chạy bằng sức gió.

Trả lời:

- Người ta dùng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong những việc:

+ Hình 7: Sử dụng sức gió để đẩy thuyền buồm đi trên mặt nước

+ Hình 8: Sử dụng cọn nước để đưa nước về bản làng, về đồng ruộng

+ Hình 9: Sử dụng dòng chảy của nước để xây dựng đập thủy điện

+ Hình 10: Dùng gió để quạt thóc

+ Hình 11: Sử dụng sức gió làm chạy các tuabin để phát điện

+ Hinh 12: Dùng sức nước để làm máy phát điện

- Tên một số nhà máy thủy điện là: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Đa Nhim, Đồng Nai....

- Một số nơi lắp đặt các máy phát điện bằng sức gió là: Bình Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre....

5. Đọc và trả lời

a) Đọc thông tin:

Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện, …

Ở nhiều vùng thường xuyên có gió thổi mạnh, người ta đã dùng các tháp cao để lắp các cánh quạt quay được nhờ năng lượng gió. Cánh quạt làm quay tua-bin của máy phát điện tạo ra dòng điện dùng cho việc thắp sáng, đun nấu, bơm nước, …

Năng lượng nước chảy thường dùng để chở hàng xuôi dòng sông, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy thuỷ điện.

b) Trả lời câu hỏi:

Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy vào những việc gì?

Trả lời:

Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy vào những việc:

+ Năng lượng mặt trời để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện....

+ Năng lượng gió: tạo ra dòng điện nhờ các cánh quạt quay

+ Năng lượng nước chảy: chở hàng xuối dòng, đưa nước lên vùng cao, làm quay tuabin phát điện...

Câu 1: Trang 22 sách VNEN khoa học 5 tập 2

Chơi trò chơi "vai trò của mặt trời"

Thầy cô vẽ hình Mặt Trời lên bảng.

- Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, những việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời và nối với hình vẽ mặt trời.

- Mỗi lần chỉ ghi một vai trò, một việc sử dụng (không được ghi trùng).

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Khoa học lớp 5 Bài 23 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

Câu 2: Trang 22 sách VNEN khoa học 5 tập 2

Thảo luận vể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy.

a. Ở địa phương em, người dân sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy vào những việc gì?

b. Việc sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió để sản xuất điện sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt ở địa phương em có thuận lợi hay khó khăn gì?

c. Nêu những tác hại mà năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy có thể gây ra. Có thể làm gì để tránh/hạn chế những tác hại đó?

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Quê em ở Bình Thuận

a. Ở địa phương em, người dân sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy vào những việc:

+ Năng lượng mặt trời: làm khô lương thực, thực phẩm (cá, mực...), làm muối

+ Năng lượng gió: làm máy phát điện năng lượng gió, di chuyển tàu, thuyền trên biển

+ Năng lượng nước chảy: Xây dựng nhà máy thủy điện Hàm Thuận để phát điện.

b. Việc sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện ở địa phương em khá thuận lợi. Nhờ có nguồn năng lượng này mà người dân có điện sử dụng trong đời sống và sinh hoạt sản xuất.

c. Những tác hại mà năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy có thể gây ra và biện pháp là:

+ Năng lượng mặt trời: gây cháy da, gây hạn hán, gây hư hại mùa màng => đi ra ngoài nắng phải đội mũ mặc áo chống nắng. Mùa khô cần phải cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây trồng.

+ Năng lượng gió: gây bão, thổi bay nhà cửa, cây cối => Xây dựng nhà cửa kiên cố, chắc chắn.

+ Năng lượng nước chảy: có thể gây ngập lụt => Cần đắp đê be bờ cho cao để ngàn nước.

Tham gia sử dụng hợp lí năng lượng mặt trời, năng lượng gió ở nhà em (ví dụ: sử dụng hệ thống cửa; kê bàn, ghế, tủ, … hợp lí để nhà cửa sáng sủa, thoáng mát; phơi quần, áo, … đúng lúc, đúng cách).

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học