Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng

1. Liên hệ thực tế

Kể một số vùng núi đá vôi và một số nhà máy xi măng mà em biết

Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

Trả lời:

- Một số vùng núi đá vôi là: dãy núi đá vôi Hoàng Thạch ở Hải Dương, dãy đá vôi Núi Voi ở Bắc Thái, dãy đá vôi Núi Nhồi ở Thanh Hóa, dãy đá vôi ở Hạ Long (Quảng Ninh).

- Một số nhà máy xi măng: Xi măng Hà Tiên, Xi măng Lạng Sơn, xi măng Cẩm Phả, xi măng Hoàng Thạch.

2. Thí nghiệm “Tìm hiểu tính chất của đá vôi và xi măng”

a. Đá vôi có tính chất gì?

* Thí nghiệm 1:

- Lấy từ góc học tập: 1 hòn đá vôi, 1 hòn đá cuội.

- Cách tiến hành:

+ Cọ xát hòn đá vôi vào hòn đá cuội.

Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

+ Quan sát chỗ cọ sát trên hai hòn đá.

+ Nhận xét tính cứng của đá vôi so với đá cuội.

- Viết nhận xét và kết luận vào vở.

Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

* Thí nghiệm 2:

- Lấy từ góc học tập: 1 hòn đá vôi, 1 hòn đá cuội, 1 lọ giấm thật chua hoặc 1 lọ dung dịch a-xít loãng.

- Cách tiến hành: nhỏ vài giọt giấm hoặc dung dịch a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội rồi nhận xét.

- Hãy viết nhận xét và kết luận vào vở.

b. Xi măng có tính chất gì?

- Lấy từ góc học tập: một ít xi măng, một chiếc chén nhỏ, một ít nước, một thìa nhỏ.

- Cách tiến hành:

+ Cho vài thìa xi măng vào 1 chén nhỏ, nhìn xem xi măng có màu gì?

+ Rót nước từ từ vào chén đựng xi măng và trộn đều lên. Nhận xét xem xi măng có hòa tan trong nước không.

<+ Đố xi măng đã trộn với nước vào một tờ bìa. Sờ tay vào xi măng khi mới được trộn với nước và khi đã khô em có nhận xét gì?

- Hãy viết nhận xét và kết luận vào vở.

Trả lời:

a. Đá vôi có tính chất:

* Thí nghiệm 1:

+ Chỗ cọ xát của đá cuội có màu trắng do những vụn đá vôi dính vào (hình 6).

+ Chỗ cọ xát của đá vôi bị mài mòn.

+ Đá vôi mềm hơn đá cuội.

* Thí nghiệm 2:

+ Đá vôi có bọt sủi và khí bay lên.

+ Đá cuội không có phản ứng gì.

+ Đá vôi có tác dụng với giấm hoặc a-xít loãng.

b. Xi măng có tính chất:

+ Xi măng không hòa tan trong nước.

+ Khi mới trộn với nước, xi măng trở nên dẻo.

+ Khi khô, xi măng kết thành tảng, cứng như đá.

3. Quan sát, đọc và liên hệ thực tế

a. Đá vôi được dùng để làm gì?

Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

b. Xi măng được dùng để làm gì?

Khoa học 5 Bài 14: Đá vôi, xi măng | Hay nhất Giải Khoa học lớp 5 VNEN

Trả lời:

a. Đá vôi được dùng để sản xuất xi măng, lát đường, xây nhà, nung vôi, tạc tượng, làm phấn viết, kè sông, ...

b. Xi măng là thành phần quan trọng để làm vữa trát tường, bê tông lát đường, bê tông cốt thép xây nhà cao tầng, ...

4. Đọc và trả lời

a) Đọc nội dung sau:

- Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít, đá vôi bị sủi bọt. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, …

- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số thành phần khác. Xi măng ở dạng bột, có màu xám xanh (hoặc nây đất, trắng). Khi trộn với nước, xi măng không hoà tan mà trở nên dẻo và rất chóng bị khô, kết thành tảng và cứng như đá. Xi măng là thành phần quan trọng để làm vữa xi măng, bê tông, bê tông cốt thép.

b) Trả lời câu hỏi:

- Nhờ có tính chất nào, đá vôi được dùng để tạc tượng?

- Từ tính chất của xi măng, em hãy nêu cách bảo quản xi măng

Trả lời:

- Đá vôi không cứng lắm nên được dùng để tạc tượng.

- Cần bảo quản xi măng ở nơi khô, thoáng khí, không để nước thấm vào.

Thực hiện dự án nhỏ: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin để trả lời một trong hai câu hỏi dưới đây

- Tại sao cần khai thác đá vôi hợp lí?

- Việc khai thác đá vôi và sản xuất xi măng có ảnh hưởng gì đến môi trường sống?

Trả lời:

a. Cần khai thác đá vôi hợp lí vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên.

b. Việc khai thác đá vôi và sản xuất xi măng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Bụi đá vôi và bụi xi măng sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.

Thực hiện bảo quản xi măng ở nơi khô ráo.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác: