Bài 3 trang 169 SGK Hóa 11



Video Bài 3 trang 169 SGK Hóa 11 - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Bài 3 (trang 169 SGK Hóa 11): Trình bày tóm tắt qui trình chưng cất dầu mỏ, các phân đoạn và ứng dụng của chúng? Có mấy loại than chính? Thành phần và cách chế biến chúng?

Lời giải:

Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét. Nhờ vậy người ta tách được những phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi khác nhau. Các phân đoạn đó được đưa đi sử dụng hoặc được chế biến tiếp.

Các sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường

Nhiệt độ sôi Số nguyên tử C trong phân tử Hướng xử lí tiếp theo
< 180ºC

1~10

Phân đoạn khí và xăng
Chưng cất áp suất cao, tách phân đoạn C1-C2, C3-C4 khỏi phân đoạn lỏng (C5-C10)
170-270ºC

10~16

Phân đoạn dầu hoả

Tách tạp chất chứ S, dùng làm nhiên liệu phản lực, nhiên liệu thắp sáng, đun nấu…
250-350ºC

16-21

Phân đoạn điêzen

Tách tạp chất chứa S, dùng làm nhiên liệu cho động cơ điêzen
350-400ºC

21-30

Phân đoạn dầu nhờn

Sản xuất dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crăckinh
> 400ºC

> 30

Cặn mazut

Chưng cất áp suất thấp lấy nguyên liệu cho crăckinh, dầu nhờn, parafin, nhựa rải đường

Trong các loại than mỏ (than gầy, than béo, than bùn,…) hiện nay chỉ có than béo (than mỡ) được dùng để chế biến than cốc và cung cấp một lượng nhỏ hiđrocacbon. Than gầy chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng, vv…

(Để hiểu rõ quy trình trên, bạn nên tham khảo hình ảnh trong sgk Hóa học 11)

Các bài giải bài tập Hóa 11 Bài 37 khác:


bai-37-nguon-hidrocacbon-thien-nhien.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học