Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau: a) 2cm; 3cm; 4cm; b) 1cm; 2cm; 3,5cm



Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác

Luyện tập trang 63-64 sgk Toán 7 Tập 2

Bài 18 trang 63 sgk Toán lớp 7 Tập 2: Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau:

a) 2cm; 3cm; 4cm

b) 1cm; 2cm; 3,5cm

c) 2,2cm; 2cm; 4,2cm

Hãy vẽ tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là một trong các bộ ba ở trên (nếu vẽ được). Trong trường hợp không vẽ được hãy giải thích.

Lời giải:

a) Ta có 2cm + 3cm = 5cm > 4cm.

Do đó bộ đoạn thẳng 2cm, 3cm, 4cm có thể thành 3 cạnh của tam giác.

Cách dựng tam giác có ba độ dài 2cm, 3cm, 4cm

- Vẽ BC = 4cm

- Dựng đường tròn tâm B bán kính 2cm ; đường tròn tâm C bán kính 3cm. Hai đường tròn cắt nhau tại A. Nối AB, AC ta được tam giác cần dựng.

Giải bài 18 trang 63 sgk Toán lớp 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

b) 1cm + 2cm = 3cm < 3,5cm

⇒ bộ ba đoạn thẳng 1cm, 2cm, 3,5cm không thể tạo thành 1 tam giác.

c) 2,2cm + 2cm = 4,2cm.

⇒ Bộ ba đoạn thẳng 2,2cm; 2cm; 4,2cm không lập thành tam giác.

Kiến thức áp dụng

Khi xét độ dài ba đoạn thẳng có thỏa mãn bất đẳng thức tam giác hay không ta chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với tổng hai độ dài còn lại hoặc so sánh độ dài nhỏ nhất với hiệu hai độ dài còn lại.

+ Định lí: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại

+ Hệ quả: Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3 khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


quan-he-giua-ba-canh-cua-mot-tam-giac-bat-dang-thuc-tam-giac.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học