Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 (có đáp án): Thủy tức

Câu 1: Thủy tức là đại diện thuộc

a. Ngành động vật nguyên sinh

b. Ngành ruột khoang

c. Ngành thân mềm

d. Ngành chân khớp

Thủy tức là đại diện của ngành Ruột khoang. Chúng thường bám vào cây thủy sinh (rong, rau muống…) trong các giếng, ao, hồ…

→ Đáp án b

Câu 2: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào

a. Không đối xứng

b. Đối xứng tỏa tròn

c. Đối xứng hai bên

d. Cả b, c đúng

Cơ thể thủy tức đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.

→ Đáp án b

Câu 3: Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi?

a. Tế bào gai

b. Tế bào mô bì – cơ

c. Tế bào sinh sản

d. Tế bào thần kinh

Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi.

→ Đáp án a

Câu 4: Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua

a. Màng tế bào

b. Không bào tiêu hóa

c. Tế bào gai

d. Lỗ miệng

Do cơ thể có cấu tạo hình túi, chỉ có 1 lỗ duy nhất thông với bên ngoài, nên thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng.

→ Đáp án d

Câu 5: Môi trường sống của thủy tức là

a. Nước ngọt

b. Nước mặn

c. Nước lợ

d. Trên cạn

Thủy tức sống trong môi trường nước ngọt, thường gặp ở các giếng, ao, hồ…

→ Đáp án a

Câu 6: Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể

a. Vì chúng có ruột dạng túi

b. Vì chúng không có cơ quan hô hấp

c. Vì chúng không có hậu môn

d. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn

Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

→ Đáp án b

Câu 7: Thủy tức tiêu hóa ở

a. Tế bào gai

b. Tế bào sinh sản

c. Túi tiêu hóa

d. Chất nguyên sinh

Quá trình tiêu hóa của thủy tức được thực hiện trong túi tiêu hóa nhờ dịch từ tế bào tuyến.

→ Đáp án c

Câu 8: Thủy tức sinh sản bằng cách

a. Mọc chồi

b. Sinh sản hữu tính

c. Tái sinh

d. Tất cả a, b, c đều đúng

Thủy tức có 3 hình thức sinh sản là mọc chồi, sinh sản hữu tính và tái sinh.

→ Đáp án d

Câu 9: Thủy tức di chuyển theo kiểu

a. Kiểu sâu đo

b. Kiểu lộn đầu

c. Kiểu thẳng tiến

d. Cả a,b đúng

Thủy tức luôn di chuyển về hướng có ánh sáng theo 2 cách là di chuyển kiểu sâu đo, và di chuyển kiểu lộn đầu.

→ Đáp án d

Câu 10: Loài động vật nào được coi là “trường sinh bất tử”?

a. Gián

b. Thủy tức

c. Trùng biến hình

d. Trùng giày

Thủy tức được coi là động vật “trường sinh bất tử”, vì chúng không bị lão hóa và còn có khả năng tái sinh cơ thể.

→ Đáp án b

Bài giảng: Bài 8: Thủy tức - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

thuy-tuc.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học