Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 11: Sán lá gan - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

Khác với Ruột khoang, Giun dẹp có đối xứng hai bên và cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. Chúng gồm: sán lông (sống tự do), sán lá và sán dây (sống kí sinh).

- Sán lông

+ Sán lông sống tự do, thường gặp ở vùng nước ven biển. Chúng thích ẩn náu ở các khe đá để tìm thức ăn. Ở các ao, hồ ít gặp hơn

+ Cơ thể sán lông hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng. Nhờ các lông bơi (do đó có tên là sán lông) sán lông bơi nhẹ nhàng trong nước hay trượt trên giá thể.

+ Sán lông có đầu bằng, 2 bên đầu là thùy khứu giác, ở giữa là 2 mắt đen, Đuôi sán lông hơi nhọn. Chúng có miệng nằm ở mặt bụng. Tiếp theo miệng là các nhánh ruột, chưa có hậu môn. Sán lông thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên một số bộ phận cơ thể tiêu giảm.

- Sán lá gan là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu, bò, làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

- Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, màu đỏ máu.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

- Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển.

- Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

- Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.

1. Cơ quan sinh dục

- Sán lá gan lưỡng tính. Cơ quan sinh dục gồm: cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng. Phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.

Bảng đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

2. Vòng đời

- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày)

- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi

- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

- Vòng đời của sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng:

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan hay, ngắn gọn

+ Trứng sán lá gan không gặp nước thì trứng không nở được thành ấu trùng.

+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp thì ấu trùng chết.

+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt: ấu trùng không phát triển được nữa.

+ Kén sán bám vào rau, bèo,… chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải: kén hỏng và không trở thành sán được.

- Sán lá gan thích nghi với phát tán giống nòi

+ Phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng với nhiều vật chủ

+ Đẻ nhiều trứng

+ Hình thành kén sán để chờ vật chủ giúp chúng tránh được các yếu tố bất lợi từ môi trường, thời gian tồn tại lâu hơn.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

san-la-gan.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học