Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

Ngành ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang đều sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

- Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng của một số loại sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

Bảng 1: So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

- Cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do:

+ Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp ngoài tạo thành khoang vị và ống vị, giữa hai lớp có tầng keo dày giúp cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

+ Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

+ Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều xúc tu. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi.

+ Cơ thể sứa hình dù, miệng ở phía dưới, có đối xứng tỏa tròn.

+ Di chuyển bằng cách co bóp dù

+ Lối sống tự do, đơn độc

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như những bông hoa. Đó là hải quỳ.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

- Có bề ngoài trông giống như một loài thực vật, nhưng hải quỳ là một loài động vật ăn thịt. Nó bắt mồi bằng cách dùng những xúc tu bất ngờ tiêm nọc độc khiến con mồi tê cứng và nuốt chửng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

- Mối quan hệ cộng sinh giữa hải quỳ và tôm

Hải quỳ dựa vào tôm để di chuyển trong nước nên kiếm được nhiều thức ăn hơn. Còn với tôm thì hải quỳ giúp nó xua đuổi kẻ thù, do có xúc tu chứa nọc độc.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

San hô sống bám nhưng khác hải quỳ ở chỗ:

- Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau

- Ở tập đoàn san hô hình thành khung xương đá vôi, cơ thể chúng gắn với nhau tạo nên tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc, có màu rực rỡ.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

Bảng so sánh san hô với sứa

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang hay, ngắn gọn

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

da-dang-cua-nganh-ruot-khoang.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học