Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 30 có đáp án năm 2022-2023

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 năm 2022 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 30 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

BÀI 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Câu 1 Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?  

A. Nghiêm túc thực thi hiệp định

B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định

C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định

D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định

Trả lời

Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thành thật trong việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình về Việt Nam, nên kí xong đã ngang nhiênphá hoại hiệp định: giữ lại cố vấn quân sự, tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam, mở các cuộc hành quân bình định- lấn chiếm vùng giải phóng…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2 Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là  

A. Đế quốc Mĩ

B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu

C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu

D. Chính quyền Dương Văn Minh

Trả lời

Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu - kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3 Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?  

A. Quân sự, chính trị, ngoại giao

B. Chính trị, ngoại giao

C. Quân sự, ngoại giao

D. Chính trị, quân sự

Trả lời

Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?  

A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975

B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất

Trả lời

Do âm mưu phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?  

A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn

B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam

C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ

D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Trả lời

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là 

A. Huế- Đà Nẵng

B. Tây Nguyên

C. Sài Gòn- Gia Định

D. Quảng Trị

Trả lời

Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 10- 24/3/1975)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam là  

A. Huế

B. Sài Gòn

C. Đà Nẵng

D. Buôn Ma Thuật

Trả lời

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

C. Toàn bộ miền Nam được giải phóng

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Trả lời

Đến 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Đáp án cần chọn là: D

Câu  9 Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?  

A. Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn

B. Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975

C. Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng

D. Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976

Trả lời

Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10 Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng năm 1975 là  

A. Đồng Nai thượng

B. Hà Tiên

C. Kiên Giang

D. Châu Đốc

Trả lời

Ngày 2-5-1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11 Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?  

A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn

B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam

C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn

D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam

Trả lời

Phước Long là một trận chinh sát chiến lược. Nó đã chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị củng cố quyết tâm hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12 Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?  

A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam

B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền

C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam

D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Trả lời

Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta

Trả lời

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. 

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

A. Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương

B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc

C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ

D. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Trả lời

Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975). Những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương; sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc; phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15 Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? 

A. Sự chi viện của hậu phương miền Bắc 

B. Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN

C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam

D. Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam

Trả lời

Sự lãnh đạo sáng suốt và với đường lối đúng đắn của Đảng là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16 Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là  

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới

D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

Trả lời

Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ này. Từ đó tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới và làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18 Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

A. Chiến dịch Tây Nguyên

B. Hiệp định Pari

C. Chiến dịch Huế Đà Nẵng

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Trả lời

- Với Hiệp định Pải (1973) ta mới hoàn thành nhiệm vụ "Đánh cho Mỹ cút"

- Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã lật đổ được hệ thống chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương, thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19 Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là  

A. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu

B. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng

C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.

D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công

Trả lời

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng.

- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác

Nghị quyết 21(7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20 Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?  

A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Trả lời

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lương mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21 Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện quốc tế như thế nào?  

A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất

B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới

C. Phong trào cách mạng thế giới đi vào giai đoạn thoái trào

D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc

Trả lời

Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện cục diện hai cực, hai phe bao trùm, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam chính là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử trong thế kỉ XX. Biểu hiện quan trọng nhất là sự can thiệp của Mĩ trong cuộc kháng chiến của Pháp, trực tiếp tiến hành xâm lược Việt Nam ngay khi Pháp rút khỏi và sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22 Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là  

A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng

B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến

C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương

D. Là những trận quyết chiến chiến lược

Trả lời

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đều những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. 

- Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23 “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào? 

A. Chiến dịch Tây Nguyên

B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh

D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh

Trả lời

Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là phương châm tác chiến của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh để tranh thủ thời cơ nhanh chóng giành thắng lợi hoàn toàn

Đáp án cần chọn là: C

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học