Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 25 (có đáp án): Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Câu 1. Trong thời kỳ 1945-1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Cuộc chiến đấu của các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới- Thu Đông năm 950.

D. Chiến dịch Thượng Lào xuân- hè năm 1953.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Khiến Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”.

Câu 2. Tài liệu nào sau đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Trinh.

B. “ Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. “ Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ chí Minh.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ VNDCCH đòi ta phải đầu hàng, đó là giọt nước làm tràn ly khiến ta không thể nhân nhượng thêm với Pháp được nữa. Và ngay tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ chí Minh đã phát đi “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

Câu 3. Cuộc chiến đấu của dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1946) đã

A. Buộc thực dân Pháp phải đánh lâu dài.

B. Giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.

C. Tiêu diệt được bộ phận quan trọng sinh lực địch.

D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 105

Câu 4. Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1946) là gì?

A. Củng cố hậu phương kháng chiến.

B. Tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.

C. Giam chân quân Pháp tại các đô thị.

D. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 105

Câu 5. Sự kiện nào mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứu hai của thực dân Pháp?

A. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

B. Gửi tối hậu thư cho chính phủ VNDCCH yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

C. Đánh úp sọt trụ sở Ủy Ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

D. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập ở Sài Gòn- Chợ Lớn”.

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 100

Câu 6. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chiến chống thực dân Pháp của ta là gì?

A. Thần tốc, táo bạo,táo bạo hơn nữa.

B. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

C. Táo bạo, chớp thời cơ nhanh chóng, tự lực cánh sinh.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đáp án: D

Giải thích:

Sgk-trang 104

Câu 7. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông diễn ra năm bao nhiêu?

A. 1945.

B. 1946

C. 1947.

D. 1948.

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 106

Câu 8. Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc (1947)?

A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng Việt Nam.

B. Tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

C. Giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng.

D. Mở đường làm bàn đạp tấn công sang Trung Quốc.

Đáp án: D

Giải thích:

Pháp tấn công Việt Bắc còn muốn khóa chặt biên giới Việt-Trung chứ không muốn tấn công sang Trung Quốc.

Câu 9. Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh lâu dài.

C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

D. Bình định và tìm diệt.

Đáp án: A

Giải thích:

Pháp thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh.

- Tháng 3/1947, chính phủ Pháp cử Bô-la-éc làm Cao ủy Đông Dương, lập ra “Mặt trận quốc gia thống nhất” tiến tới thành lập Chính phủ bù nhìn trung ương.

- Pháp huy động 120000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại tấn công vào Việt Bắc, khóa biên giới Việt-Trung, ngăn cản cách mạng Việt Nam với thế giới.

Câu 10. Thực dân Pháp cho nhảy dù vào vị trí nào trong cuộc tiến công Căn cứ địa Việt Bắc (1947)?

A. Cao Bằng.

B. Tuyên Quang.

C. Bắc Cạn.

D. Thái Nguyên.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày 7/10/1947, một binh đoàn của Pháp nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

nhung-nam-dau-cua-cuoc-khang-chien-toan-quoc-chong-thuc-dan-phap-1946-1950.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học