Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 1 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 1. Chiến tranh đã làm nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại bao nhiêu năm?

A. 5 năm

B. 7 năm

C. 10 năm

D. 20 năm

Đáp án : C

Giải thích :

(SGK – tr. 3)

Câu 2. Những năm 1946 – 1950, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?

A. Lần thứ tư

B. Lần thứ năm

C. Lần thứ sáu

D. Lần thứ bảy

Đáp án : A

Giải thích :

(SGK – tr.4)

Câu 3. Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) là gì?

A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn.

B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng.

C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch.

D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại.

Đáp án : B

Giải thích :

+ Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+ Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định.

+ Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, so với mức trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

Câu 4. Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945 – 1950 là:

A. đưa con người bay vào vũ trụ.

B. đưa con người lên mặt trăng.

C. chế tạo tàu ngâm nguyên tử.

D. chế tạo thành công bom nguyên tử.

Đáp án : D.

Giải thích :

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ => Đánh dấu sự phát triển vượt bậc về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô

Câu 5. Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp nhẹ

C. Nông nghiệp.

D. Dịch vụ.

Đáp án : A

Giải thích :

Phương hướng chính của các kế hoạch mà Liên Xô đưa trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Câu 6. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại những thế nào?

A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.

B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

D. Chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án : C

Giải thích

Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ cuộc đất tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc bị áp bức.

Câu 7. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích:

A. Xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Âu.

B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.

C. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản.

D. B và C đều đúng.

Đáp án : B

Giải thích :

Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ các nước Đông Âu nhằm truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân được thành lậpở Đông Âu.

Câu 8. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1946.

B. Từ 1946 đến 1947.

C. Từ 1947 đến 1948.

D. Từ 1945 đến 1949.

Đáp án : D

Giải thích :

(SGK – tr. 6)

Câu 9. Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là:

A. các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.

B. khối SEV được thành lập.

C. tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.

D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Đáp án : B

Giải thích :

Ngày 8 – 1 – 1949 , Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập nhằm đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN và đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.

Câu 10. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất:

A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Giải thích :

Tháng 5 – 1955, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập. Đây là một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH của các nước Đông Âu, duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

lien-xo-va-cac-nuoc-dong-au-tu-nam-1945-den-giua-nhung-nam-70-cua-the-ki-xx.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học