Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 (hay, ngắn gọn)

1.1. Giai đoạn 1919 – 1930

   - Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có hệ thống hơn => đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội thuộc địa.

   - Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa ác – Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

=> Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

1.2. Giai đoạn 1930 – 1945

   - Phong trào cách mạng 1930 – 1931:

      + Nêu cao khẩu hiệu “Dân tộc độc lâp” và “Người cày có ruộng:.

      + Hình thành khối liên minh công nông – đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc.

      + Bị thực dân Pháp đàn áp dã man.

=> Là cuộc diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

   - Những năm 1931 – 1933, thực dân Pháp tiến hành “khủng bố trắng”, Đảng vượt qua để tiếp tục xây dựng về chính trị, phát triển về tổ chức.

   - Cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939):

      + Đấu tranh chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

      + Đảng động viên, giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị quần chúng , bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng.

=> Là cuộc diễn tập thứ hai cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

   - Tháng 9 – 1939, Nhật vào Đông Dương, Đảng ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt để chống Nhật.

      + Ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, Đảng đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.

      + Tháng 8 – 1945, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

1.3. Giai đoạn 1945 – 1954

   - Cách mạng thành công, Đảng và nhân dân ta phải dương đầu với nhiều thử thách để bảo vệ chính quyền non trẻ.

   - Ngày 19 – 12 – 1946, Đảng phát động cuộc kháng chiến toàn quốc với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.

   - Chiến tháng Điện Biên Phủ (1954) đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết hòa bình được lập lại ở miền Bắc.

1.4. Giai đoạn 1954 – 1975

   - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nước ta vẫn bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

   - Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ:

      + Miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

      + Miền Nam tiếp tục hoàn thành Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

   - Với thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

1.5. Giai đoạn 1975 đến nay

   - Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

   - Tháng 12 – 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xã dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, nêu roc tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

   - Tháng 12 – 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

1.1 Nguyên nhân thắng lợi

   - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

   - Nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường chủ nghĩa xã hội.

   - Cách mạng Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, những vẫn tồn tại nhiều sai lầm, thiếu sót trong lãnh đạo và chỉ huy của Đảng.

1.2 Nhiệm vụ:

      + Khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

      + Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

1.3 Bài học kinh nghiệm:

   - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng nước ta.

   - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là nhân tố quan.

   - Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

1.4 Phương hướng đi lên

   - Luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân.

   - Xác định chủ trương, đường lối đúng đắn.

   - Thực hiện nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.

   - Thực hiện đúng tinh thần: Xây dựng chủ nghĩa xã hội do dân làm chủ, Nhà nước là của nhân dân, do dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

tong-ket-lich-su-viet-nam-tu-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-den-nam-2000.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học