Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (sách cũ)

Câu 1: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

   A. Đại Việt

   B. Đại Cồ Việt

   C. Đại Nam.

   D. Đại Ngu

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK – tr 28)

Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

   A. Đinh Toàn.

   B. Thái hậu Dương Vân Nga.

   C. Lê Hoàn.

   D. Đinh Liễn.

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.

Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

   A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

   B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

   C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.

   D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.

Chọn đáp án: B

Giải thích: + Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng họ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.

Câu 4: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

   A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

   B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

   C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

   D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Triều đình nhà Lê do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp việc cho vua có Thái sư và Đại sư.

Câu 5: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:

   A. Trận Chi Lăng.

   B. Trận Đồ Lỗ

   C. Trận Bạch Đằng

   D. Trận Lục Đầu.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Lê Hoàn cho đóng cọc tại sông Bạch Đằng, tạo đây diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa ta và quân Tống. Cuối cùng thủy quan của quân Tống bị đánh lui.

Câu 6: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào?

   A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ.

   B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta.

   C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho.

   D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Dưới thời Tiền Lê: Nho giáo đã được du nhập vào nước ta nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Nho học chỉ được tầng lớp tăng lữ tiếp cận.

Câu 7: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?

   A. Phật giáo.

   B. Nho giáo.

   C. Đạo giáo.

   D. Thiên Chúa giáo.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thời tiền Lê, đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Nhiều nhà sư giữ trọng trách quan trọng trong triều đình. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.

Câu 8: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

   A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

   B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

   C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

   D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cuộc kháng chiến làm cho quân Tống sợ hãi những không thể dập tắt tham vọng xâm chiếm của nhà Tống. Minh chứng là nhà Tống vẫn tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt lần 2.

Câu 9: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?

   A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.

   B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.

   C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.

   D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.

Chọn đáp án: C.

Giải thích: sau cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, nhà Tống phải kiêng nể Đại Việt. Nhìn chung quan hệ Việt – Tống hòa hảo. Nhà Lê sai sứ sang nhà Tống cầu phong, đặt quan hệ hòa hiếu. Nhà Tống phong Lê Hoàn là Giao Chỉ quận vương.

Câu 10 : Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:

   A. Châu – Phủ - Lộ

   B. Phủ - Huyện – Châu

   C. Châu – huyện – xã

   D. Lộ - Phủ - Châu

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – tr. 30)

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

nuoc-dai-co-viet-thoi-dinh-tien-le-phan-1.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học