Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa (sách cũ)

Câu 1: Việc làm nào thể hiện tính thân dan và quan tâm tới nông nghiệp của các vua Lý?

   A. Về các địa phương xem xét tình hình sản xuất.

   B. Về các địa phương cày tịch điền.

   C. Khuyến khích khai hoang.

   D. Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nhà lý có nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên việc các vua Lý đích thân về địa phương cày tịch điền thể hiện sự gần gũi với nhân dân và quan tâm tới nông nghiệp của các vua Lý.

Câu 2: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển?

   A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.

   B. Triều đình chăm lo công tác thủy lợi.

   C. Đất nước ổn định, nông dân có điều kiện sản xuất.

   D. Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đáp án D đầy đủ nhất về những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.

Câu 3: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì?

   A. Nông nghiệp.

   B. Công nghiệp.

   C. Thủ công nghiệp.

   D. Thương nghiệp.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thời Lý nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Trong xã hội nông dân chiếm đa số trong dân cư, là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Câu 4: Dưới thời Lý, giai cấp địa chủ bao gồm những thành phần nào?

   A. Một số hoàng tử, công chúa.

   B. Một số quan lại nhà nước.

   C. Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

   D. Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Một số hoàng tử, công chúa, quan lại được nhà nước phong cấp ruộng đất, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

Câu 5: Giai cấp nào nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý?

   A. Giai cấp nông dân.

   B. Giai cấp công nhân.

   C. Tầng lớp thợ thủ công.

   D. Tầng lớp nô tì.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thời Lý nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Trong xã hội nông dân chiếm đa số trong dân cư, là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Câu 6: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:

   A. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi.

   B. Mỗi năm đều có khoa thi.

   C. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi.

   D. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.48)

Câu 7: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là:

   A. Hoa văn hình hoa sen.

   B. Hoa văn hình rồng.

   C. Hoa văn chim lạc.

   D. Hoa văn hình người.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Rồng thời Lý được tạo hình mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng độc đáo, phổ biến thời lý. Hoa văn trang trí hình rồng có thể bắt gặp ở hầu hết các công trình kiến trúc được xây dựng thời Lý.

Câu 8: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?

   A. Là nơi gặp gỡ của quan lại.

   B. Vui chơi giải trí.

   C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

   D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

+ Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua.

+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em qúy tộc đến học và tổ chức một số kì thi.

Câu 9: Thời Lý, nội dung học tập chủ yếu là:

   A. Văn học chữ Hán.

   B. Kinh Phật.

   C. Văn học chữ Hán và kinh Phật.

   D. Tất cả đều sai.

Chọn đáp án: C

Câu 10 : Hải cảng sầm uất và phát triển nhất thời Lý là:

   A. Hội An.

   B. Vân Đồn.

   C. Hội Thống.

   D. Hội Triều.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vân Đồn có vị trí thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Từ thời Lý Vân Đôn trở thành trung tâm buôn bán, thu hút nhiều thuyền buôn các nước đến đây buôn bán.

Câu 11: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt.

   A. Quốc Tử Giám.

   B. Văn Miếu.

   C. Chùa Trấn Quốc.

   D. Chùa Một Cột.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – 47)

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

doi-song-kinh-te-van-hoa-phan-2.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học