Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 9



(trang 28 sgk Lịch Sử 6): - Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?

Trả lời:

- Làm công cụ bằng đá: đơn giản, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.

- Làm gốm: phức tạp hơn vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.

(trang 28 sgk Lịch Sử 6): - Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?

Trả lời:

- Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài ( rìu, bôn).

- Làm đồ gốm.

- Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.

(trang 28 sgk Lịch Sử 6): - Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi.

Trả lời:

Đây là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn:

- Con người chủ động tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.

(trang 29 sgk Lịch Sử 6): - Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di sản hình 26 (SGK, trang 28) có ý nghĩa gì?

Trả lời:

   Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói lên rằng người nguyên thủy đã biết làm đẹp cho mình. Ngoài cuộc sống vật chất họ đã nghĩ đến cuộc sống tinh thần.

Tham khảo thêm các bài giải Lịch sử 6 Bài 9 khác:

Câu hỏi (trang 29)

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:


doi-song-cua-nguoi-nguyen-thuy-tren-dat-nuoc-ta.jsp


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học