Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân



Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân

* Xã hội:

- Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:

  + Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.

  + Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.

- Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.

- Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...

* Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

- Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.

- Chế độ lao dịch nặng nề.

- Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.

- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.

- Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH

Lịch Sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn

- Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa.

- Tiêu biểu:

  + Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1821 - 1827 ở Sơn Nam (Thái Bình) mở rộng ra Hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp.

  + Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 -1855 ) ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên đến năm 1855 bị đàn áp.

  + Khởi nghĩa binh lính Lê Văn Khôi (1833 -1835) ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ. Năm 1835 bị dập tắt.

- Đặc điểm:

  + Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

  + Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

  + Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

III. ĐẤU TRANH CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI.

- Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.

  + Ở phía Bắc: cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 - 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo.

  + Ở phía Nam: cuộc khởi nghĩa của người Khơme ở miền Tây Nam Bộ.

-> Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Giai cấp thống trị dưới triều Nguyễn gồm

A. Vua quan, quý tộc, binh lính

B. Vua, quan lại, tướng lĩnh và thương nhân giàu có

C. Vua, địa chủ và cường hào

D. Vua, quý tộc, lãnh chúa phong kiến

Đáp án: C

Câu 2. Hai Câu ca dao từ thời Nguyễn: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” cho chúng ta biết điều gì?

A. Tình yêu thương con của bà mẹ

B. Ví quan lại như bọn giặc cướp

C. Tệ tham quan ô lại dưới triều Nguyễn

D. Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo

Đáp án: C

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo đã diễn ra vào thời gian nào?

A. 1854 – 1855

B. 1833 – 1835

C. 1821 – 1854

D. 1835 – 1855

Đáp án: A

Câu 4. Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình là

A. Phan Bá Vành      B. Lê Văn Khôi

C. Cao Bá Quát      D. Nông Văn Vân

Đáp án: B

Câu 5. Kết nối nhân vật lịch sử ở cột bên phải với địa danh ở cột bên trái cho phù hợp về các cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn

1. Phan Bá Vành

2. Cao Bá Quát

3. Lê Văn Khôi

a) Phiên An (Gia Định)

b) Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình,…)

c) Hn, Hưng Yên

A. 1 – c, 2 – a, 3 – b.

B. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

C. 1 – b, 2 – c, 3 – a.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c.

Đáp án: C

Câu 6. Ý không phản ánh đúng chính xác điểm khác biệt của phát triển đấu tranh của nông dân thời Nguyễn so với những triều đại trước là

A. Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn rất nhiều

B. Diễn ra trên khắp cả nước, có cả các cuộc nổi dậy của binh lính, các dân tộc thiểu số,…

C. Diễn ra liên tục, phong trào này chưa chấm dứt thì phong trào khác lại nổi lên

D. Các phong trào diễn ra liên tục vào cuối triều đại

Đáp án: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học