Kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 12.
A. Lý thuyết bài học
I. Kiến thức cơ bản:
- Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dan, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
+ Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bảnvà các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chấtvà mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công bằng trước pháp luật.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Công dân trước pháp luật.
D. Trách nhiệm trước pháp luật.
Lời giải:
Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Tất cả mọi công dân.
B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và xã hội.
Lời giải:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc
A. Thi hành nghĩa vụ.
B. Thực hiện trách nhiệm.
C. Thực hiện nghĩa vụ.
D. Thi hành trách nhiệm.
Lời giải:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
Lời giải:
Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?
A. Khăng khít.
B. Chặt chẽ.
C. Không tách rời.
D. Tách rời.
Lời giải:
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Bình đẳng trước pháp luật.
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Lời giải:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không
A. Thiên vị.
B. Phân biệt đối xử.
C. Phân biệt vị trí.
D. Khác biệt.
Lời giải:
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?
A. Quan trọng.
B. Cần thiết.
C. Tất yếu.
D. Cơ bản.
Lời giải:
Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về
A. Quyền và nghĩa vụ.
B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm công dân.
Lời giải:
Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
Lời giải:
Công ty X và Y có cùng điều kiện như nhau nên sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ giống nhau, nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế là vi phạm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Hai bạn X và M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. X vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Cách giải quyết của cảnh sát đã đảm bảo bình đẳng về
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Nghĩa vụ pháp lí của công dân.
Lời giải:
Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi pham pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Giáo dục công dân lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều