Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Lý thuyết Địa Lí 12 ngắn gọn

Nhận xét:

Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong giai đoạn 1996 -2005.

- Khu vực nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng cao nhất (49,6%) nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 25,1% với tỉ trọng thấp nhất.

- Khu vực ngoài nhà nước năm 1996 có tỉ trọng thấp nhất (23,9%) và đến 2005 có tỉ trọng đứng thứ hai (31.2%).

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù năm 1996 có tỉ trọng lớn thứ 2 (26,5% nhưng đến năm 2005 đã vươn lên với tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất (43,7%).

- Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng.

   + Các vùng có tỉ trọng lớn nhất: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL

   + Các vùng có tỉ trọng nhỏ nhất: TNguyên

- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và 2005 đối với từng vùng.

   + Vùng tăng mạnh nhất: ĐNB

   + Vùng giảm mạnh nhất: TDMNBB

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì:

- Có vị trí thuận lợi.

- Lãnh thổ công nghiệp sớm phát triển, có TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn cả nước . Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tài nguyên thiên nhiên.

- Dân cư và nguồn lao động.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật.

- Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài .

- Các nhân tố khác (Thị trường, đường lối chính sách……..)

thuc-hanh-ve-bieu-do-nhan-xet-va-giai-thich-su-chuyen-dich-co-cau-cong-nghiep.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác