Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

1. Bài tập 1.

Công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ

- Tiềm năng dầu khí của vùng :

Vùng có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên với trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao. Hai bể dầu lớn nhất cả nước là Cửu Long và Nam Côn Sơn đều thuộc vùng biển của Đông Nam Bộ

- Hiện trạng phát triển :

   + Đông Nam Bộ phát triển hoạt động khai thác và dịch vụ dầu khí, hiện nay công nghiệp lọc, hóa dầu đã được đầu tư phát triển góp phần náng cao giá trị sản phẩm dầu khí, đem lại nguồn thu lớn.

   + Dầu mỏ được khai thác từ năm 1986 với quy mô ngày càng lớn. Năm 2005 sản lượng dầu mỏ khai thác đạt 18,5 triệu tấn. Các mỏ dầu lớn gồm Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng, Bạch Hổ và các mỏ khí lớn như Lan Tây, Lan Đỏ.

- Tác động : Việc phát triển công nghiệp dầu khí của vùng đã mang lại hiệu quả lớn về kin tế và xã hội :

   + Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí Phú Mỹ I, II, III và sản xuất phân đạm.

   + Dầu thô trước mắt là hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho phát triển kinh tế.

   + Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí trong tương lai sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ và nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế đất nước.

2. Bài tập 2

Bảng xử lí số liệu : (%)

Giá trị sản xuất công nghiệp Năm 1995 Năm 2005
Tổng số 100 100
Nhà nước 38.8 24.1
Ngoài nhà nước 19.7 23.4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41.5 52.5

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ | Lý thuyết Địa Lí 12 ngắn gọn

Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phân kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm.

- Nhận xét : Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực :

   + Khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm từ 38,8% (1995) xuống 24,1% (2005).

   + Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng khá nhanh từ 19,7% (1995) lên 23,4% (2005).

   + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ 41,5 % (1995) lên 52,5% (2005).

→ Xu hướng thay đổi phù hợp với chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế nước ta hiện nay.

thuc-hanh-phan-tich-tinh-hinh-phat-trien-cong-nghiep-o-dong-nam-bo.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học