Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 có đáp án năm 2022-2023

Trọn bộ 1000 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án chi tiết mới nhất năm 2022 - 2023 với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 8 từ đó đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 8.




Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 1: Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống

Câu 1: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào với sản xuất?

A. Trình bày được chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm

B. Nêu được yêu cầu kĩ thuật khi sản xuất

C. Chỉ ra được kích thước và vật liệu của sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời: Trong sản xuất, muốn làm ra một sản phẩm nào đó, trước hết người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu...

Đáp án: D

Câu 2: Trong quá trình sản xuất, muốn làm ra sản phẩm cơ khí phải có

A. Bản vẽ kĩ thuật

B. Bản vẽ xây dựng

C. Bản vẽ mĩ thuật

D. Cả A, B, C

Trả lời: Muốn làm ra một sản phẩm nào đó, trước hết người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm và trình bày theo các quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật

Đáp án: A

Câu 3: Bản vẽ kĩ thuật là 

A. Ngôn ngữ riêng dùng trong kỹ thuật

B. Ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật

C. Ngôn ngữ riêng dùng trong ngành cơ khí

D. Cả 3 đáp án đều sai

Trả lời: Vì dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm

Đáp án: B

Câu 4: Học vẽ kĩ thuật để làm gì?

A. Ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất

B. Để vẽ đẹp hơn

C. Để trang trí

D. Tất cả đều sai

Trả lời: Vẽ kĩ thuật làm nền tảng để học các môn về khoa học- kỹ thuật và giúp ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất

Đáp án: D

Câu 5: Để người tiêu dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn các loại đồ dùng, cần chú ý gì?

A. Bản chỉ dẫn 

B. Hình vẽ

C. Bản chỉ dẫn bằng lời và bằng hình 

D. Không chú ý gì cả

Trả lời: Để người tiêu dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn, mỗi chiếc máy hoặc thiết bị phải kèm theo bản chỉ dẫn bằng lười và bằng hình

Đáp án: C

Câu 6: Bản vẽ kĩ thuật là “ ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật vì sao?

A. Vì dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân có thể trao đổi thông tin với nhau

B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm

C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện dùng trong sản xuất và đời sống dùng để trao đổi thông tin với nhau và dùng để chế tạo và lắp ráp sản phẩm

Đáp án: D

Câu 7: Để truyền đạt thông tin cho nhau, con người thường dùng những phương tiện gì?

A. Tiếng nói

B. Chữ viết

C. Hình vẽ

D. Cả A, B, C đều đúng

Trả lời: Trong giao tiếp, con người dùng nhiều phương tiện thông tin khác nhau để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt thông tin cho nhau bằng tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình vẽ.....

Đáp án: D

Câu 8: Ý nghĩa của bản vẽ về sơ đồ nguyên lý của mạch điện là gì?

A. Căn cứ vào sơ đồ này học sinh có thể dùng dụng cụ mắc thành mạch điện thực tế. 

B. Để biết được tác dụng của nguồn điện và thiết bị điện

C. Chỉ ra được vật liệu làm ra các thiết bị điện

D. Cả 3 đáp án đều sai

Trả lời: Sơ đồ nguyên lí của một mạch điện đơn giản gồm nguồn điện cung cấp cho hai bóng đèn mắc song song, công tắc điều khiển dòng điện qua cả hai bóng đèn. Căn cứ vào sơ đồ nguyên lí này học sinh có thể dùng dụng cụ mắc thành mạch điện thực tế như hình bên phải.

Đáp án: A

Câu 9: Bản vẽ về mặt bằng nhà ở có tác dụng gì? 

A. Người thi công biết ý đồ sử dụng để thi công nội thất cho phù hợp với sử dụng

B. Bố trí đường điện, ổ điện và công tắc. ...

C. Người dùng biết được cách sắp đặt các đồ dùng trong nhà ở đúng như hình vẽ.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Trả lời:Nhìn vào bản vẽ mặt bằng người thi công biết ý đồ sử dụng để thi công nội thất cho phù hợp với sử dụng: Bố trí đường điện, ổ điện và công tắc. ... sản xuất và lắp đặt các đồ dùng trong nhà. Người dùng biết được cách sắp đặt các đồ dùng trong nhà ở đúng như hình vẽ.

Đáp án: D

Câu 10:Trong cuộc sống chúng ta thường sử dụng những sản phẩm gì do con người tạo ra: 

A. Đồ dùng điện, điện tử

B. Các phương tiện đi lại

C. Các loại máy và thiết bị dùng trong sinh hoạt

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời: Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên sử dụng những sản phẩm do con người làm ra, từ các đồ dùng điện, điện tử, đến các phương tiện đi lại, các loại máy và thiết bị dùng trong sinh hoạt....

Đáp án: D

Câu 11: Bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng gì?

A. Bằng tay, bằng dụng cụ vẽ, bằng máy tính điện tử

B. Bằng tay, bằng hình học, bằng robot

C. Bằng tay, bằng máy móc, bằng điện thoại

D. Bằng tay, bằng robot, bằng máy tính điện tử

Trả lời: Bản vẽ được vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc bằng máy tính điện tử

Đáp án: A

Câu 12: Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng trong các lĩnh vực nào?

A. Cơ khí

B. Nông nghiệp

C. Kiến trúc

D. Mọi lĩnh vực trong cuộc sống và sản xuất

Trả lời: Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình nên bản vẽ kĩ thuật được áp dụng rất nhiều lĩnh vực với những vai trò riêng

Đáp án: D

Câu 13: Ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật trong xây dựng

A. Để thiết kế vật liệu nhà

B. Dùng trong triển lãm

C. Cung cấp hình ảnh cho những gì sẽ được xây dựng

D. Không có đáp án đúng

Trả lời: Khi thiết kế các công trình phải có bản vẽ để người công nhân xây dựng biết cách xây dụng công trình theo ý đồ người thiết kế.

Đáp án: C

Câu 14: Bản vẽ kĩ thuật trong lĩnh vực cơ khí có vai trò gì? 

A. Chế tạo đúng các chi tiết

B. Lắp ráp được các chi tiết thành máy

C. Đáp án A, B đều đúng

D. Đáp án A, B đều sai 

Trả lời: Khi sản xuất các máy móc cần có bản vẽ các chi tiết để bộ phận sản xuất chế tạo ta các chi tiết đúng yêu cầu của người thiết kế, có bản vẽ lắp để biết cách lắp ráp các chi tiết tạo thành một máy hoặc dụng cụ hoàn chỉnh.

Đáp án: C

Câu 15: Bản vẽ kĩ thuật ứng dụng gì với nông nghiệp

A. Sản xuất ra máy móc phục vụ nông nghiệp

B. Thiết kế vườn cho đẹp

C. Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho khoa học

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Trả lời: Ngành nông nghiệp: Dùng bản vẽ trong việc sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các máy móc nông nghiệp.

Đáp án: A

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu

Câu 1: Thế nào là hình chiếu vật thể?

A. Hình nhận được trên mặt phẳng khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng

B. Hình đứng trước mặt phẳng

C. Hình nằm phía sau mặt phẳng

D. Không có đáp án đúng

Trả lời: Một vật thể được chiếu lên mặt phẳng và hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Đáp án: A

Câu 2: Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là: 

A. Hình chiếu 

B. Mặt phẳng chiếu

C. Phép chiếu

D. Đáp án khác

Trả lời: Một vật thể được chiếu lên mặt phẳng và hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Đáp án: A

Câu 3: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng có hướng chiếu như thế nào?

A. Hướng chiếu từ trước tới.

B. Hướng chiếu từ phải sang.

C. Hướng chiếu từ trái sang.

D. Hướng chiếu từ trên xuống.

Trả lời: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất:

+ Hướng chiếu từ trước tới sẽ thu được hình chiếu đứng nên A sai

+ Hướng chiếu từ phải sang không thu được hình chiếu nào nên B sai

+ Hướng chiếu từ trái sang thu được hình chiếu cạnh nên C sai

+ Hướng chiếu từ trên xuống thu được hình chiếu bằng nên D đúng

Đáp án: D

Câu 4: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng

C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng

D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạng ở bên phải hình chiếu bằng

Trả lời: 

- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng

Đáp án: A

Câu 5: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu đứng có hướng chiếu như thế nào?

A. Hướng chiếu từ trước tới.

C. Hướng chiếu từ phải sang.

B. Có hướng chiếu từ trái sang.

D. Hướng chiếu từ trên xuống.

Trả lời: Theo phương pháo chiếu góc thứ nhất:

+ Hướng chiếu từ trước tới sẽ thu được hình chiếu đứng nên A đúng

+ Hướng chiếu từ phải sang không thu được hình chiếu nào nên B sai

+ Hướng chiếu từ trái sang thu được hình chiếu cạnh nên C sai

+ Hướng chiếu từ trên xuống thu được hình chiếu bằng nên D sai

Đáp án: A

Câu 6: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu cạnh có hướng chiếu như thế nào?

A. Hướng chiếu từ trước tới.

B. Hướng chiếu từ phải sang.

C. Có hướng chiếu từ trái sang.

D. Hướng chiếu từ trên xuống

Trả lời: Theo phương pháo chiếu góc thứ nhất:

+ Hướng chiếu từ trước tới sẽ thu được hình chiếu đứng nên A đúng

+ Hướng chiếu từ phải sang không thu được hình chiếu nào nên B sai

+ Hướng chiếu từ trái sang thu được hình chiếu cạnh nên C đúng

+ Hướng chiếu từ trên xuống thu được hình chiếu bằng nên D sai

Đáp án: C

Câu 7: Mặt chính diện gọi là: 

A. Mặt phẳng chiếu đứng

B. Mặt phẳng chiếu cạnh

C. Mặt phẳng chiếu bằng 

D. Mặt phẳng chiếu chính

Trả lời: Mặt chính diện là mặt phẳng nhìn theo hướng từ trước vào. Vậy mặt chính diện là mặt phẳng chiếu đứng.

Đáp án: A

Câu 8: Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu gì? 

A. Mặt phẳng chiếu đứng

B. Mặt phẳng chiếu cạnh 

C. Mặt phẳng chiếu bằng

D. Mặt phẳng chiếu ngang

Trả lời

+ Mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh là mặt phẳng thẳng đứng nên A va B sai

+ Không có mặt phẳng chiếu ngang nên D sai

Đáp án: C

Câu 9: Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét vẽ gì?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét gạch chấm mảnh

D. Nét đứt

Trả lời: Theo ứng dụng của nét vẽ, nét liền đậm dùng để vẽ các đường bao thấy, cạnh thấy nên A đúng

Đáp án: A

Câu 10: Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét liền đậm thường lấy khoảng:

A. 0,05 mm

B. 0,5 mm

C.  0,5 cm

D. 0,05 cm

Trả lời: Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét liền đậm thường lấy khoảng 0,5 mm

Đáp án: B

Câu 11: Có bao nhiêu phép chiếu

A. 1

B. 2

C. 3

D.4

Trả lời: Các phép chiếu là: Phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc

Đáp án: C

Câu 12: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:

A. Song song với nhau

B. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu

C. Cắt nhau tại một điểm

D. Vuông góc với nhau

Trả lời: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu song song và vuông góc với mặt phẳng chiếu

Đáp án: B

Câu 13: Đường tâm được vẽ bằng nét vẽ gì:

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét gạch chấm mảnh

D. Nét đứt

Trả lời: Đường tâm, đường trục đối xứng được vẽ bằng nét gạch chấm mảnh

Đáp án: C

Câu 14: Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét liền mảnh thường lấy khoảng:

A. 0,25 mm

B. 0,15 mm

C.  0,5 cm

D. 0,05 cm

Trả lời: Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét liền mảnh thường lấy khoảng 0,25mm

Đáp án: A

Câu 15: Có tất cả mấy hình chiếu vuông góc biểu diễn vật thể?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Trả lời: Có 3 hình chiếu biểu diến vật thể là: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh

Đáp án: B

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện

Câu 1:Khối đa diện được bao bởi hình gì?

A. Hình hộp

B. Hình lục giác

C. Hình đa giác đều

D. Hình đa giác phẳng

Trả lời: Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng

Đáp án: D

Câu 2: Hình chóp đều được bao bởi các hình gì:

A. Hình chữ nhật và hình tròn

B. Hình chữ nhật và đa giác đều

C. Đa giác đều và tam giác cân

D. Hình chữ nhật và tam giác đều

Trả lời: Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh

Đáp án: C

Câu 3: Hình lăng trụ đều được bao bởi các hình gì?

A. Hình chữ nhật và hình tròn

B. Hình chữ nhật và đa giác đều 

C. Đa giác đều và tam giác cân

D. Hình chữ nhật và tam giác đều

Trả lời: Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau

Đáp án: B

Câu 4: Hình hộp chữ nhật được bao bởi hình gì?

A. Hình chữ nhật

B. Hình bình hành

C. Hình khối

D. Hình đa giác

Trả lời: Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật

Đáp án: A

Câu 5:Hình hộp chữ nhật được bao bởi mấy hình chữ nhật?

A. 5

B. 6

C. 7

D.8

Trả lời: Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật

Đáp án: B

Câu 6: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật thể hiện những kích thước nào?

A. Chiều dài, chiều rộng

B. Chiều dài, chiều cao

C. Chiều rộng, chiều cao

D. Chiều dài, chiều rộng, chiều cao

Trả lời: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật co dạng hình chữ nhật và thể hiện 2 kích thước là chiều dài và chiều cao của hình hộp chữ nhật

Đáp án: B

Câu 7: Hình hộp chữ nhật có:

A. Hình chiếu đứng là hình chữ nhật

B. Hình chiếu bằng là hình chữ nhật

C. Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Trả lời: Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật nên hình chiếu của nó cũng đều là hình chữ nhật

Đáp án: D

Câu 8: Hình lăng trụ đều có mặt đáy là hình gì?

A. Đa giác đều

B. Lục giác đều

C. Tam giác đều

D. Ngũ giác đều

Trả lời: Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau

Đáp án: A

Câu 9: Thường dùng bao nhiêu hình chiếu để thể hiện được khối đa diện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Trả lời: Thường chỉ dùng hai hình chiếu để biểu diễn hình hộp, hình lăng trụ và hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước

Đáp án: B

Câu 10: Hai hình chiếu của khối đa diện sẽ biểu diễn gì?

A. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao

B. Một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Trả lời: Thường chỉ dùng hai hình chiếu để biểu diễn hình hộp, hình lăng trụ và hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước

Đáp án: C

Câu 11: Với hình chóp đều có đáy là hình vuông thì hình chiếu đứng sẽ thể hiện được kích thước nào?

A. Chiều dài 

B. Chiều rộng 

C. Chiều cao

D. Cả 3 phương án trên

Trả lời: Hình chiếu đứng của hình chóp đều là hình tam giác cân và thể hiện chiều cao của hình chóp

Đáp án: C

Câu 12: Lăng trụ đều có đáy là tam giác thì 

A. Hình chiếu đứng là tam giác

B. Hình chiếu bằng là chữ nhật

C. Hình chiếu cạnh là chữ nhật

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Trả lời: Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau

Đáp án: C

Câu 13: Mặt bên của hình lăng trụ là hình: 

A. Hình tam giác

B. Hình chữ nhật

C. Hình vuông

D. Hình đa giác

Trả lời: Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau

Đáp án: B

Câu 14: Các mặt bên của hình chóp đều là: 

A. Hình tam giác

B. Hình tam giác cân

C. Hình tam giác cân bằng nhau

D. Đáp án khác

Trả lời: Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh

Đáp án: C

Câu 15: Chọn phát biểu đúng

A. Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình vuông bằng nhau

B. Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chúng đỉnh

C. Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng 

D. Tất cả các phát biểu trên

Trả lời: Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau nên đáp án A sai

Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên đáp án B sai

Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng

Đáp án: C

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác: