Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước

- Vị trí:

+ Phần đất liền kéo dài từ khoảng 370B đến 350N.

+ Tiếp giáp với: Địa Trung Hải, biển Đỏ; Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương; châu Á, châu Âu.

- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, các bán đảo lớn.

- Kích thước: là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ, diện tích khoảng 30,3 triệu km2.

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và khoáng sản

- Địa hình châu Phi khá đơn giản

+ Châu Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó, chủ yếu là các bồn địa xen kẽ với các sơn nguyên.

+ Phần phía đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp.

+ Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Các khoáng sản:

+ Phong phú và đa dạng

+ Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Nam lục địa.

+ Các khoáng sản quan trọng: dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì, côban, mangan,….

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Khai thác dầu mỏ tại châu Phi

b) Khí hậu

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa tương đối thấp.

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Bản đồ phân bố lượng mưa ở châu Phi

- Đặc điểm các đới khí hậu:

+ Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

+ Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động gió mùa,, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.

+ Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính chất lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

+ Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm ướt, mưa nhiều; mùa hạ khô, trời trong sáng.

c) Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa. Các sông có nhiều thác ghềnh, trữ năng thủy điện lớn. Một số sơn lớn, là: sông Nin; Sông Ni-giê và Xê-nê-gan; Sông Công-gô; Sông Dăm-be-đi…

- Có nhiều hồ lớn. Trong đó nhiều hồ được hình thành bởi các đứt gãy như: hồ Tan-ga-ni-ca; hồ Tuốc-ca-na…

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Quang cảnh một góc hồ Tan-ga-ni-ca

d) Các môi trường tự nhiên

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

* Hai môi trường nhiệt đới

-Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.

- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi.

- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

* Hai môi trường cận nhiệt

- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.

- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.

- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.

3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

- Suy giảm tài nguyên rừng: tốc độ khai thác quá nhanh lại không có biện pháp khôi phục diện tích đã khai thác, khiến diện tích rừng giảm => hậu quả: hoang mạc hóa nhanh, nguồn nước bị suy giảm,…

- Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác làm suy giảm số lượng động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác