Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

- Môi trường xích đạo nằm ở ven 2 bên xích đạo, gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên:

+ Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây.

+ Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn để xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

+ Tích cực trồng và bảo vệ rừng (do tầng mùn trong đất không dày, lớp phủ thực vật bị tàn phá nhiều nên dễ bị rửa trôi).

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Cọ dầu được trồng nhiều tại Ni-giê-ri-a

2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

- Môi trường nhiệt đới ở châu Phi chiếm diện tích lớn, nằm gần như toàn bộ Trung Phi, phía Đông Nam và phía Tây (trừ khu vực môi trường xích đạo).

- Cách thức con người khai thác thiên nhiên:

+ Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.

+ Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp với mục đích xuất khẩu.

+ Khai thác xuất khẩu khoáng sản có vai trò quan trọng, một số nước phát triển công nghiệp chế biến.

- Cách thức con người bảo vệ thiên nhiên:

+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.

+ Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát triển du lịch.

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Vườn quốc gia Ru-a-ha ở Tan-da-ni-a

3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

- Môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn ở toàn bộ khu vực Bắc và Đông Bắc châu Phi, một phần nhỏ ở Nam Phi.

- Cách thức để con người khai thác:

+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả, chà là và một số cây lương thực trên những mảnh ruộng nhỏ.

+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.

+ Dùng sức của lạc đà để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc.

+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.

- Các nước trong khu vực đã hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Người dân đang chăm sóc một đoạn “bức tường xanh vĩ đại”

4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

- Môi trường cận nhiệt ở châu Phi chiếm diện tích nhỏ, ven biển Nam Phi.

- Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt:

+ Trồng các loại cây ăn quả (nho, oliu, cam, chanh,…) và trồng cây lương thực (lúa mì, ngô).

+ Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển: khai thác dầu (An-giê-ri), vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi).

+ Phát triển các hoạt động du lịch.

- Vấn đề môi trường được các nước trong khu vực quan tâm là chống khô hạn và hoang mạc hóa.

Lý thuyết Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Khai thác kim cương tại Nam Phi

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác