Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình

- Gần như toàn bộ lục địa Nam cực được bao phủ lớp băng dày trung bình khoảng 1720m. Độ cao trung bình của châu lục đạt tới 2040m, là châu lục cao nhất địa cầu.

- Bề mặt lục địa bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn. Ở phần trung tâm địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp.

- Nam cực còn có băng thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng ở bề biển nông. 2 băng thềm lục địa lớn nhất ở Nam Cực là băng thềm Phin-xne và thềm băng Rốt.

Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới

b) Khí hậu

- Là hoang mạc lạnh của thế giới.

- Khí hậu giá buốt, nhiệt độ thấp (không vượt quá 00C) và ổn định kéo dài trong suốt năm.

- Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độ càng khắc nghiệt.

- Nhiệt độ trung bình năm có sự dao động lớn giữa các tháng mùa đông và các tháng mùa hè.

- Lượng mưa trung bình năm rất thấp, trung bình chỉ khoảng 166mm/năm, mưa chủ yếu vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không mưa. Phần lớn mưa dưới dạng tuyết.

- Là vùng áp ao, gió thổi từ vùng trung tâm tỏa ra các hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc thường trên 60km/h, đây là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.

c) Sinh vật

- Trên lục địa, thực vật và động vật không thể tồn tại.

- Ven lục địa có một số thực vật bậc thấp như rêu, địa y, tảo, nấm.

- Ven lục địa và trên các đảo có: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển sinh sống dựa vào nguồn tôm cá, phù du trong các biển. Vùng biển Nam cực có cá voi xanh.

Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Chim cánh cụt ở châu Nam Cực

d) Khoáng sản

Các khoáng sản như than đá, sắt phân bố ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi phía đông. Ngoài ra còn có dầu mỏ và khí tư nhiên,….

Các khoáng sản hiện đang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò.

2. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh trên phạm vi toàn cầu.

- Nhiệt độ Trái Đất nóng lên dẫn tới lớp băng ở châu Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn. Lớp băng có xu hướng di chuyển từ vùng trung tâm ra xung quanh và vỡ ra, tạo thành các núi băng trôi trên biển rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

- Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của chim cánh cụt, suy giảm số lượng loài chim này ở châu Nam Cực. Giảm sút khối lượng sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể là thức ăn của các voi, hải cẩu, chim cánh cụt.

- Các loài tảo, rêu, địa y phát triển, dẫn đến cảnh quan môi trường bị thay đổi. Các loài thực vật này hấp thụ ánh nắng mặt trời kiến băng tan nhanh hơn.

Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Băng tan ở châu Nam Cực

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác