Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới

- Trong giai đoạn 1492 - 1502, C.Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hải trình từ châu Âu vượt Đại Tây Dương sang châu Mỹ. Các chuyến thám hiểm của ông đã phát hiện ra châu Mỹ nhưng C.Cô-lôm-bô tin vùng đất mới này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn.

- Ý nghĩa của cuộc phát kiến:

+ Khẳng định hình dạng cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.

+ Đẩy nhanh quá trình di cư đến châu Mĩ: người châu Âu đến xâm chiếm thuộc địa, người châu Phi bị đưa đến làm nô lệ, người châu Á đến châu Mỹ để tìm cơ hội mới…

+ Góp phần đa dạng hóa bản sắc văn hóa của châu Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ

2. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

- Diện tích: khoảng 42 triệu km2 lớn thứ 2 thế giới.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, trải dài từ vòng cực bắc đến gần châu Nam cực.

+ Nằm tách biệt với các châu lục khác.

+ Tiếp giáp với 3 đai dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

- Châu Mỹ gồm 3 khu vực:

+ Bắc Mỹ

+ Trung Mỹ và các đảo, quần đảo trong biển Ca-ri-bê

+ Nam Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Lược đồ các khu vực châu Mỹ

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác